USD biến động mạnh lúc trước và sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tháng 4 – cho thấy ít có khả năng Ngân hàng trung ương nước này sẽ điều chính sách tiền tệ.

Bộ Lao Động Mỹ hôm thứ Tư (11/5) cho biết chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 4/2022 tăng 0,3% so với tháng trước đó, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 8/2021, và thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,2% trong tháng 3/2022 – thời điểm tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2005. So với cùng kỳ năm trước, CPI của Mỹ tháng 4/2022 tăng 8,3%, cao hơn mức dự đoán của giới phân tích là 8,1%, nhưng thấp hơn mức tăng 8,5% của tháng 3/2022.

Chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ – giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 phiên, là 103,37, lúc trước khi Bộ Lao động thông báo dữ liệu lạm phát tháng 4, nhưng sau khi dữ liệu lạm phát được công bố đột ngột đảo chiều tăng mạnh lên 104,13, gần sát mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ, là 104,19 đạt được vào thứ Hai (9/5).

Liên tục biến động, DXY sau đó hạ nhiệt, lúc kết thúc ngày 11/5 theo giờ Việt Nam ở mức 103,640, giảm 0,279% so với đóng cửa phiên liền trước. Đồng euro trong cùng thời điểm tăng 0,23% lên 1,0551 USD.

Karl Schamotta, chiến lược gia thị trường trưởng của Cambrdige Global Payments ở Toronto, cho biết: \”(Lạm phát tháng 4) mạnh hơn nhiều so với dự kiến, đặc biệt là CPI cốt lõi, cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn còn khá mạnh và khá dai dẳng\”, \”Đồng đô la đang làm lu mờ mọi thứ khác, và nhu cầu đối với các tài sản rủi ro biến mất. Chúng ta đã thấy hiện tượng bán tháo mạnh cổ phiếu khiến các chỉ số chứng khoán lao dốc, các đồng tiền có mối liên kết chặt chẽ với hàng hóa cũng đang bị bán tháo khi nhà đầu tư tiếp tục đổ xô tới đồng USD\”.

Đồng bạc xanh đã tăng hơn 8% trong năm nay khi các nhà đầu tư hướng về nơi trú ẩn an toàn do lo ngại về khả năng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể ngăn chặn lạm phát mà không gây ra suy thoái, và do lo ngại về nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do cuộc chiến tranh ở Ukraine và dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc.

Sau khi Fed tăng lãi suất tham chiếu qua đêm thêm 50 điểm cơ bản vào tuần trước – mức tăng lớn nhất trong 22 năm, các nhà đầu tư đã cố gắng đánh giá xem ngân hàng trung ương Mỹ sẽ quyết liệt như thế nào trong thời gian tới. Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường hoàn toàn tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm ít nhất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 6 tới.

Mỹ sẽ công bố chỉ số giá sản xuất tháng 4 vào ngày thứ Năm (12/5), qua đó các nhà đầu tư sẽ có một góc nhìn khác về dữ liệu lạm phát của Mỹ, với ước tính giá sản xuất tháng 4 tăng 0,5% so với tháng liền trước, so với mức tăng 1,4% trong tháng 3. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá sản xuất tháng 4 ước tính tăng 10,7%, so với mức tăng 11,2% của tháng 3.

Sở dĩ đồng euro tăng giá trong phiên vừa qua là do Ngân hàng Trung ương châu Âu củng cố niềm hy vọng của thị trường rằng họ sẽ tăng lãi suất tham chiếu vào tháng 7 tới, lần tăng đầu tiên trong hơn một thập kỷ, để chống lại lạm phát đang cao kỷ lục. Thậm chí một số nhà hoạch định chính sách của ECB còn gợi ý về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa ngay sau lần tăng đầu tiên.

Đồng yen Nhật tăng 0,08% so với USD trong phiên 11/5, kết thúc ở mức 130,33 JPY, trong khi bảng Anh tăng 0,28% lên 1,2357 USD.

Rúp Nga cũng biến động mạnh trong phiên vừa qua, giảm sâu vào đầu phiên nhưng đảo chiều tăng vào cuối phiên, vọt lên mức 67 RUB/USD do chính sách kiểm soát vốn chặt chẽ của Moscow.

Theo đó, rúp kết thúc ngày 11/5 ở mức tăng 3% lên 67,28 RUB so với phiên liền trước, sau khi có lúc chạm mức 66,50 RUB, không xa so với mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020 đạt được vào tuần trước, là 65,31 RUB. Trong nhiều tuần nay, tỷ giá đồng rúp liên tục biến động mạnh.

Tiền tệ châu Á nhìn chung cũng tăng giá so với USD do áp lực bán ra giảm bớt khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Riêng ringgit Malaysia giảm trong phiên này trước khi ngân hàng trung ương Malaysia quyết định về lãi suất.

Theo đó, ringgit kết thúc phiên 11/5 giảm 0,1% so với phiên liền trước, nhưng đồng Rupiah Indonesia và đô la Singapore lần lượt tăng 0,1% và 0,2%.

Đáng chú ý, đồng nhân dân tệ bật tăng khỏi mức thấp nhất 19 tháng do kỳ vọng Mỹ giảm thuế quan cho một số hàng hóa Trung Quốc.

Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ nội địa tăng mạnh hơn 55 pip vào cuối phiên vừa qua, lên 6,7288 CNY.

Thị trường tiền điện tử tiếp tục chuỗi ngày sóng gió khi có lúc Bitcoin giảm xuống 29.085 USD, mức thấp nhất trong vòng 11 tháng, trong khi Ethereum cũng giảm xuống 2.220,88 USD.

Lạm phát tháng 4 của Mỹ tăng nhiều hơn dự báo tiếp tục gây áp lực lên thị trường tiền điện tử, bởi cho thấy lạm phát sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài và Fed sẽ tiếp tục theo đuổi kế hoạch tăng lãi suất một cách tích cực.

Marcus Sotiriou, nhà phân tích của công ty môi giới tài sản kỹ thuật số GlobalBlock có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết: \”Có sự sợ hãi tột độ trên thị trường tiền điện tử do những khó khăn mang tính vĩ mô\”.

Tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác đã phải chịu áp lực giảm suốt từ đầu năm tới nay, khi Fed và các ngân hàng trung ương khác đang tăng lãi suất để chống lại lạm phát quá nóng, tạo ra một môi trường bất lợi cho các tài sản rủi ro.

\"Giá

Giá vàng tăng sau khi USD giảm, với vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 11/5 theo giờ Việt Nam tăng 1% lên 1.856,63 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 0,5% lên 1.850,60 USD.

Đối với các nhà đầu tư vàng, giá tiêu dùng ở Mỹ tháng 4 tăng chậm lại do giá xăng giảm khỏi mức cao kỷ lục, cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh, mặc dù dự báo sẽ tiếp tục dai dẳng thêm một thời gian nữa.

Theo CafeF

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top