bt2206

Vào ngày 08/06 tại Kỳ họp IX Quốc hội khóa XIV, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Hiệp định Thương mại Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVIPA). Theo dự kiến, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực thực thi tại Việt Nam và EU kể từ tháng 08 sắp tới. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU khi hàng loạt dòng thuế sẽ được miễn, giảm theo cam kết trong Hiệp định.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm mặt hàng nhạy cảm được tạo điều kiện để tiếp cận thị trường EU với lộ trình miễn giảm thuế trong vòng 7 năm. Mặt hàng gạo tại nhiều quốc gia, trong đó có EU, nằm trong danh sách nhóm hàng nhạy cảm được áp dụng mức thuế nhập khẩu cao. Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, nhóm mặt hàng gạo Việt Nam được hưởng mức phân bổ hạn ngạch 80.000 tấn/năm. Cụ thể mức hạn ngạch thuế quan dành cho mặt hàng gạo Việt Nam sẽ được mở hàng năm, từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 như sau:

  • 20.000 tấn/năm dưới dạng gạo đã xát tương ứng thuộc các Phân nhóm ex1006 10 hoặc 1006 20. Hạn ngạch này mang số thứ tự 09.4729;
  • 30.000 tấn/năm dưới dạng gạo xay tương ứng thuộc các Phân nhóm ex 1006 30. Hạn ngạch này mang số thứ tự 09.4730;
  • 30.000 tấn/năm dưới dạng gạo đã xay tương ứng thuộc các Phân nhóm ex 1006 10 hoặc 1006 20 hoặc 1006 30 và thuộc một trong số các loại gạo thơm. Hạn ngạch này mang số thứ tự 09.4731;

Một số nội dung chính trong dự thảo Quy định của EU về việc quản lý và phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo xuất xứ từ Việt Nam như sau:

  • Quy định chi tiết về đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA 

– Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu sẽ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên trong 07 ngày đầu tiên của mỗi tháng theo lịch trong suốt giai đoạn cấp hạn ngạch thuế quan, ngoại trừ tháng 12 khi không có đơn nào được nộp. Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 sẽ được nộp trong giai đoạn từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 11 của năm trước đó;

– Người nộp đơn phải nộp một số tiền bảo đảm là 30 Euro trên một tấn tại thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu.

  • Hệ số phân bổ sẽ được công khai thông qua một bài viết trên mạng điện tử thích hợp, muộn nhất là vào ngày 22 mỗi tháng. Đồng thời, Ủy ban sẽ công khai lượng hạn ngạch có sẵn cho các giai đoạn sau. Trong trường hợp đơn đăng ký được nộp từ ngày 23 đến 30 tháng 11, hệ số phân bổ sẽ được công khai không muộn hơn vào ngày 14 tháng 12.
  • Giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp sau khi Ủy ban công khai hệ số phân bổ và trước cuối tháng. Giấy phép nhập khẩu có giá trị từ ngày 1 tháng 1 sẽ được cấp trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 31 tháng 12 của năm trước.
  • Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu như sau:

– Kể từ ngày dương lịch đầu tiên của tháng sau khi nộp đơn trong trường hợp nộp đơn đăng ký trong giai đoạn hạn ngạch thuế quan;

– Từ ngày 1 tháng 1 năm sau trong trường hợp nộp đơn đăng ký từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 11 của năm trước.

  • Mặt hàng gạo Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU cần phải chuẩn bị giấy chứng nhận đứng chủng loại (có hiệu lực trong 120 ngày kể từ ngày cấp và chỉ có hiệu lực nếu các hộp thông tin được hoàn thành hợp lệ và được ký), và Chứng từ chứng nhận xuất xứ (giấy chứng nhận xuất xứ hoặc tờ khai trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc bất kỳ tài liệu thương mại nào khác mô tả các sản phẩm liên quan đủ chi tiết để cho phép nhận dạng chúng).

Theo kế hoạch, bản Quy định chính thức của EU về việc quản lý và phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo Việt Nam sẽ chính thức được công bố trong thời gian sắp tới trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi vào tháng 08 sắp tới. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo nên tìm hiểu và nắm vững quy định trên để sẵn sàng nắm bắt cơ hội thâm nhập thị trường EU với mức thuế ưu đãi.

Nội dung chi tiết dự thảo Quy định của EU về việc quản lý và phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo xuất xứ từ Việt Nam xem tại:

http://evfta.moit.gov.vn/data/7d80034a-9a2a-4c93-8046-9df701661850/userfiles/files/2020%2006%2003%20EU%20COMMISSION%20IMPLEMENTING%20REGULATION%20on%20Rice%20TRQ.pdf   (bằng tiếng Anh)

Nội dung chi tiết Phụ lục xem tại: 

http://evfta.moit.gov.vn/data/7d80034a-9a2a-4c93-8046-9df701661850/userfiles/files/2020%2006%2003%20EU%20COMMISSION%20IMPLEMENTING%20REGULATION%20on%20Rice%20TRQ-Annex.pdf  (bằng tiếng Anh)

 

Thông tin tham khảo xem tại:

 http://evfta.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=033ca8b3-c407-46da-85e8-0e099a73c022

1 bình luận trong “Hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU)”

  1. Pingback: Cơ chế hạn ngạch thuế quan dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) - Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp - Đại học Ngoại thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top