Từ xưa tới nay, ông cha ta đã có câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” với ý nghĩa nên chú trọng phát triển nhân tài vì đây chính là yếu tố quyết định sự thành/bại của mỗi dân tộc. Đối với doanh nghiệp, nhân sự cũng đóng một vai trò quan trọng như vậy.

Chính vì tầm quan trọng của yếu tố nhân sự, rất nhiều doanh nghiệp thường xuyên có những buổi đào tạo nội bộ doanh nghiệp (in-house training) nhằm nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của nhân viên. Hãy cùng iEIT tìm hiểu xem đào tạo doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nội bộ nhé!

1. Đào tạo doanh nghiệp là gì?

Đào tạo doanh nghiệp (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng trong doanh nghiệp) là một hình thức đào tạo nhằm mục đích giúp các nhà quản lý và nhân viên của một doanh nghiệp có thể cải thiện kỹ năng của họ, để họ có thể đáp ứng nhu cầu của công việc hiệu quả hơn.

Đào tạo doanh nghiệp thường bao gồm các khóa học về lãnh đạo, quản lý, tư vấn, nghiệp vụ, cải thiện quy trình và những khóa học cụ thể nhất định để giúp nhà quản lý và nhân viên của doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của họ.

2. Vì sao cần đào tạo kỹ năng trong doanh nghiệp?

Con người chính là yếu tố chủ đạo mang tính thành/bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc đào tạo cán bộ, nhân viên chính là hoạt động vô cùng cấp thiết nhằm cải thiện đầu vào (đội ngũ nhân sự) và đem tới kết quả đầu ra tốt hơn (kết quả sản phẩm, dịch vụ) của công ty.Dưới đây là những lý do vì tại sao cần đào tạo doanh nghiệp thường xuyên:

  • Đem lại hiệu suất công việc tốt hơn: Việc trang bị đầy đủ kiến thức cũng như những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc sẽ giúp cho hiệu suất công việc của nhân viên cao hơn, từ đó đem tới kết quả công việc tốt hơn.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn so với đối thủ khác. Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một đội ngũ nhân sự với kỹ năng và kinh nghiệm vô cùng mạnh xem.
  • Đem lại cái nhìn thiện cảm cho nhân viên: Chắc chắn rằng sẽ không ai muốn thu nhập và chức danh của mình chỉ dậm chân tại chỗ. Doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động đào tạo nội bộ sẽ được nhân viên yêu quý hơn và có những suy nghĩ tích cực hơn về công ty, từ đó họ sẽ cố gắng cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của tổ chức.

khai giang mini mba 1

>> Tìm hiểu thêm: 09 phương pháp tạo động lực cho nhân viên của doanh nghiệp

3. 05 hình thức đào tạo doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức đào tạo doanh nghiệp nhưng có 05 hình thức chính đã được iEIT tổng hợp dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu về 05 hình thức đào tạo doanh nghiệp phổ biến hiện nay để có cái nhìn tổng quan nhất nhé.

3.1. Đào tạo trực tiếp (đào tạo 1-1) với nhân viên

Hình thức đào tạo trực tiếp nhân viên (hay còn gọi là đào tạo 1-1) là một trong những hình thức được ưa chuộng trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Đối với hình thức này, nhân viên sẽ được quản lý trực tiếp của mình đào tạo dựa trên bảng mô tả công việc thực tế.Trong quá trình đào tạo trực tiếp, người quản lý sẽ thấy được đầy đủ quá trình làm việc của nhân viên, từ năng lực, trình độ, tác phong…

Ngoài ra nếu nhân viên gặp bất cứ khó khăn và cần hỗ trợ kịp thời sẽ được xử lý ngay lập tức, giúp kết quả của nhiệm vụ được cải thiện.Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là tiêu tốn nhiều thời gian của quản lý. Ngoài ra, hình thức này chỉ áp dụng đối với các vị trí công việc cấp sơ (nhân viên bình thường).

3.2. Đào tạo tổng thể nội bộ theo lịch định kỳ

Đào tạo tổng thể nội bộ định kỳ là một trong những hình thức đào tạo được sử dụng nhiều nhất. Đối với hình thức này, tất cả các nhân viên của một phòng ban (hoặc thậm chí cả công ty) sẽ được yêu cầu tham gia trong một khoảng thời gian ngắn.Đối với hình thức đào tạo nội bộ doanh nghiệp này, doanh nghiệp thường sẽ thuê các đơn vị đào tạo uy tín bên ngoài  hoặc mời các đối tác của doanh nghiệp để chia sẻ, giao lưu cũng như tổ chức các buổi đàm thoại trực tiếp trong môi trường công việc.

Hình thức này giúp đội ngũ nhân viên có cơ hội phối hợp và làm việc cùng nhau, thông qua đó có thể xây dựng mối quan hệ giữa các nhân viên một cách tốt hơn.Nhược điểm của hình thức đào tạo tổng thể nội bộ chính là chi phí cao (so với các hình thức khác) và có tính phức tạp lớn. Ngoài ra, việc mời những chuyên gia trong lĩnh vực cần đào tạo cũng cần mối quan hệ lớn. Chính vì vậy đây là hình thức có hiệu suất cao nhưng lại tốn nhiều chi phí

>> Bạn có thể tham khảo dịch vụ đào tạo doanh nghiệp TẠI ĐÂY

3.3. Xây dựng văn hóa “tự học” trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa tự học là một trong những văn hóa không còn mấy xa lạ đối với các quốc gia trên Thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, văn hóa tự học chưa được sự chú trọng từ phía nhà trường và cha mẹ học sinh. Điều này dẫn tới khi đến độ tuổi đi làm, văn hóa tự học của nhân viên là rất kém.

Để xây dựng văn hóa tự học, chúng tôi đề xuất bạn hãy xây dựng một nhóm nhỏ (ở từng phòng ban) trước và bắt đầu bằng việc đọc những cuốn sách liên quan tới cuộc sống. Hãy tổ chức những buổi tóm tắt nội dung và thuyết trình sách trong mỗi phòng, ban và từ đó họ sẽ tự lan truyền và phát triển văn hóa tự học.Bằng những thông tin được chia sẻ từ phía đồng nghiệp, các nhân viên của bạn sẽ nắm bắt thông tin nhanh hơn, nâng cao kiến thức tốt hơn. “Học thầy không tày học bạn” phải không nào?

3.4. Xây dựng hệ thống thang lương, thưởng, thăng chức cho nhân viên

Kể cả khi doanh nghiệp đầu tư cho nhân viên, nếu như họ cho rằng họ không phải bỏ tiền đi học, họ cảm thấy đã đủ kiến thức đủ dùng rồi… thì bài toán đặt ra cho nhà quản trị bây giờ là: Vậy điều gì sẽ khiến họ học tập nghiêm túc?

Hãy xây dựng hệ thống thang lương, thưởng hợp lý hoặc có kế hoạch thăng chức cho nhân viên nếu họ tham gia quá trình đào tạo doanh nghiệp và có kết quả nghiệm thu sau khóa học tốt. Đầy chính là sự ghi nhận tốt nhất đối với nhân viên. Bằng cách này, nhân viên sẽ cố gắng hơn trong quá trình học tập và làm việc tại doanh nghiệp.Tuy nhiên, nhược điểm có thể thấy rõ ràng ở hình thức này ở chỗ, khi doanh nghiệp không có bất cứ hình thức khen thưởng nào sẽ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái và lâu dài sinh ra những thái độ tiêu cực.

3.5. Luân chuyển vị trí công việc

Hình thức đào tạo doanh nghiệp thông qua luân chuyển vị trí công việc chỉ áp dụng với những bộ phận không mang tính chuyên môn quá cao.Đối với hình thức này, nhân viên của bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới ở những vị trí làm việc khác nhau trong công ty, từ đó sẽ lựa chọn được đâu sẽ là vị trí làm việc phù hợp nhất với bản thân họ.Đây là hình thức được rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên Thế giới áp dụng thành công để khai thác tiềm năng của nhân sự.

4. Dịch vụ đào tạo doanh nghiệp tại Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (iEIT)

Tại Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (iEIT) – Trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi cung cấp nhiều loại hình đào tạo doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Đào tạo Public (đào tạo mở): Dành cho những cá nhân hoặc công ty muốn cử nhân viên đi học. Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp chỉ đào tạo số lượng nhân sự nhỏ (<10 người) một lúc. Tuy nhiên hình thức đào tạo public còn phụ thuộc vào lịch mở lớp của các trung tâm đào tạo doanh nghiệp;
  • Đào tạo Inhouse (đào tạo riêng nội bộ doanh nghiệp): Dành cho doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo số lượng lớn. Đối với hình thức đào tạo inhouse, doanh nghiệp sẽ được đặt hàng nội dung, phương thức đào tạo với iEIT. Chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình riêng phù hợp với nhu cầu của quý doanh nghiệp.

8 15

4.1. Quy trình triển khai đào tạo nội bộ doanh nghiệp

Dưới đây là quy trình triển khai đào tạo Inhouse của chúng tôi:

KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP

_________________________________________

Bước 1: Chuyên gia IEIT tiến hành khảo sát hiện trạng tại doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng và xác định riêng nhu cầu của doanh nghiệp.

Bước 3: Trao đổi và thống nhất nội dung cơ bản.

 

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TỐI ƯU RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP

_________________________________________

Bước 1: Dựa trên nhu cầu thực tế, iEIT xây dựng chương trình đào tạo.

Bước 2: Thống nhất thời gian, địa điểm và các vấn đề liên quan.

Bước 3: iEIT chuẩn bị tài liệu, công cụ giảng dạy.

Bước 4: Tiến hành đào tạo.

 

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ SAU KHI ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP

_________________________________________

Bước 1: Lấy phản hồi của học viên.

Bước 2: Chuyên gia trở lại đánh giá hiệu quả.

Bước 3: Tư vấn điều chỉnh.

 

4.2. Vì sao nên lựa chọn iEIT làm đơn vị đào tạo doanh nghiệp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị đào tạo doanh nghiệp, nhưng chúng tôi – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, tự hào là đơn vị đào tạo có chất lượng uy tín và mức giá cạnh tranh nhất thị trường.

  • IEIT là một trung tâm đào tạo doanh nghiệp về các kỹ năng và kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức của đội ngũ nhân sự.
  • Chúng tôi cung cấp các khóa học về các lĩnh vực như quản lý, kinh doanh, tài chính, marketing, hợp đồng, quản trị dự án và nhiều hơn thế nữa.
  • Các khóa học được thiết kế tối ưu để giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình và cải thiện hiệu quả của công việc
  • Ngoài ra, IEIT cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đạt được thành công của tổ chức.
  • Tất cả các khóa học đều được giảng bởi các giảng viên chuyên nghiệp từ Đại học Ngoại thương hoặc có kinh nghiệm nhiều năm trong các doanh nghiệp lớn.
  • Thông qua khóa học, học viên có thể nhận được nhiều cơ hội việc làm hơn.

Và còn rất nhiều lý do khác bạn nên chọn iEIT làm đơn vị đào tạo doanh nghiệp uy tín cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị đào tạo doanh nghiệp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh hay bất cứ đâu có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi.
[button text=”Nhận tư vấn ngay” style=”primary” size=”medium” expand=”true” link=”https://ieit.vn/lien-he/”]

4.3. Một số chương trình đào tạo trọng điểm của chúng tôi

4.3.1. Chương trình Mini MBA – Quản trị kinh doanh mô hình tinh gọn

Chương trình Mini MBA – Quản trị kinh doanh mô hình tinh gọn phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý mà không có nhiều thời gian cho việc học thông thường (trung bình từ 1,5 năm – 2 năm).Chương trình Mini MBA tại iEIT được xây dựng dựa trên giáo trình chuẩn của Trường Đại học Ngoại thương (MBA và eMBA) và được điều chỉnh tối ưu dựa trên tình hình thực tế.

Chương trình Mini MBA tại iEIT cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh và các kỹ năng liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp. Khóa học này bao gồm các khóa học về các chủ đề như quản trị kinh doanh, lãnh đạo kinh doanh trong môi trường toàn cầu, quản trị nhân sự, quản trị điều hành theo chức năng… Khóa học cũng cung cấp các khóa học về kỹ năng quản lý như lãnh đạo, quản lý thời gian, quản lý tài nguyên, quản lý hiệu quả và quản lý thay đổi, thích ứng số.

Dưới đây là nội dung chương trình quý doanh nghiệp có thể tham khảo: Khóa học diễn ra trong vòng 25 buổi với nội dung học chi tiết như sau:

MODULE

CHUYÊN ĐỀTHỜI LƯỢNG (BUỔI)
MODULE 01Tổng quan về Nghề quản trị06
1.1Giới thiệu về nghề Quản trị1
1.2Quản trị chiến lược kinh doanh1
1.3Thống kê ứng dụng cho nhà quản trị1
1.4Phát triển tư duy chiến lược trong bối cảnh mới1
1.5Quản trị mục tiêu bằng BSC, KPI & OKR1
1.6Triết học trong kinh doanh1
MODULE 02Lãnh đạo kinh doanh trong môi trường toàn cầu05
2.1Quản trị thay đổi1
2.2Quản trị kinh doanh quốc tế1
2.3Đạo đức kinh doanh và quản trị công ty1
2.4Khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa1
2.5Quản trị đổi mới sáng tạo1
MODULE 03Quản trị nguồn nhân lực05
3.1Tổng quan về quản trị nhân sự1
3.2Quản trị chiến lược nhân sự1
3.3Quản trị xung đột và giải quyết tranh chấp1
3.4Phát triển năng lực đội ngũ1
3.5Nhân lực trong kỷ nguyên số1
MODULE 04Quản trị điều hành theo chức năng08
4.1Thiết kế và vận hành tổ chức1
4.2Quản trị văn hóa doanh nghiệp, quản trị đa văn hóa1
4.2Quản trị tài chính doanh nghiệp1
4.3Quản trị tác nghiệp1
4.4Quản trị Dự án1
4.5Quản trị Marketinng & Sales1
4.6Quản trị chất lượng và năng suất1
4.7Quản trị hệ thống thông tin1
MODULE 05Quản trị thích ứng số02
5.1Kinh tế số, Thời đại số hướng đến sản xuất thông minh1
5.2Mô hình, phương pháp, công cụ chuyển đổi số1
MODULE 06Phát triển năng lực quản trị03
6.1Năng lực phát triển và quản lý đội nhóm1
6.2Giao việc, ủy quyền, kiểm soát1
6.3Năng lực đánh giá và tạo động lực cho nhân viên1
MODULE 07Pháp luật trong kinh doanh02
7.1Soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại1
7.2Pháp luật doanh nghiệp1

>> Tham khảo thêm thông tin: Khóa học Mini MBA

4.3.2. Chương trình Quản trị mục tiêu bằng BSC – KPI – OKR

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng quy trình và kiểm soát triển khai vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng quản trị được kết quả và mục tiêu một cách hiệu quả. Chính vì vậy, chương trình đào tạo doanh nghiệp quản trị mục tiêu bằng BSC – KPI – OKR đã ra đời.

Balanced Scorecard (BSC) là một công cụ quản trị mục tiêu được sử dụng bởi các doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh doanh và các mục tiêu phát triển. Nó được thiết kế để cung cấp một cách thức để đo lường và đánh giá hiệu quả của các mục tiêu, mục tiêu và mục tiêu của doanh nghiệp. Nó bao gồm 4 phương tiện đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh:

1. Mục tiêu cố định (KPI): Đây là các số liệu thống kê được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả của các mục tiêu kinh doanh.

2. Objectives and Key Results (OKR): Đây là một cách để đo lường và đánh giá hiệu quả của các mục tiêu và các mục tiêu phát triển.

3. Balanced Scorecard: Đây là một cách để đo lường và đánh giá hiệu quả của các mục tiêu kinh doanh và các mục tiêu phát triển.

4. Các công cụ đánh giá hiệu quả khác: Đây bao gồm các công cụ như các bảng điểm, các bộ đề thi, các bộ đề thi thử nghiệm và các công cụ đánh giá khác.

Lưu ý: Chương trình sau đây của chúng tôi được xây dựng cho mục đích đào tạo public, quý doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo chuyên sâu về bất kỳ phương pháp nào có thể đặt hàng riêng để được xây dựng chương trình tối ưu nhất.

BUỔINỘI DUNG CHÍNHMỤC TIÊU/Ý NGHĨA
MODULE 1. TỔNG QUAN MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ MỤC TIÊU
Buổi 1–  Mục đích và mục tiêu–  Các phương pháp quản trị mục tiêu–  Tại sao quản trị mục tiêu chưa hiệu quả?–  Phân biệt đích đến và quá trình để đến đích–  Làm rõ quá trình hình thành và phân biệt sự khác biệt các phương pháp MBO-KPI-BSC- OKR–  Nêu rõ các nhầm lẫn và sai lầm dẫn đến việcsử dụng KPI hay OKR chưa hiệu quả, tạo gánh nặng cho tổ chức
MODULE 2. QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG KPI
Buổi 2–  Giới thiệu chung về KGI – KPI – CSF–  Phân tích thông tin bằng SWOT–  Phân tích dòng chảy kinh doanh, rà soát tổ chức–  Làm rõ tư tưởng cân bằng của BSC và đặc điểm của KPI, các loại KPI, phân biệt với KGI–  Giúp phân tích tình hình trước khi thiết lậpmục tiêu
Buổi 3–  Hướng dẫn cách thức xây dựng KPI thông qua KGI – CSF–  Ví dụ điển hình về xây dựng KPI–  Giúp phân tích tổ chức – rà soát chức năng nhiệm vụ trước khi xây dựng mục tiêu–  Hướng dẫn 8 bước để xây dựng KPI đúng nghĩa là kết quả chính của các hành động cốt lõi (CSF) tạo nên thành công của mục tiêu(KGI)
MODULE 3. QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG BSC
Buổi 4–  Tổng quan về BSC (lý luận, phương pháp, công cụ)–  Hướng dẫn xây dựng Bản đồ chiến lược (BSC)–  Hướng dẫn xây dựng Thẻ KPI công ty– Giới thiệu cách thức xây dựng Bản đồ chiến lược với 03 phương án: Tiêu chuẩn – Rút gọn– Siêu tốc– Giới thiệu và thực hành xây dựng Thẻ KPI cấp Công ty bám sát bản đồ chiến lược
Buổi 5–  Hướng dẫn xây dựng Thẻ KPI đơn vị–  Hướng dẫn xây dựng Thẻ KPI vị trí–  Ví dụ điển hình về xây dựng BSC(Hướng dẫn và thực hành xây dựng Thẻ KPI cấp đơn vị, vị trí với 2 phần gắn kết: A- mục tiêu được giao, B- kết quả của các hành độngcốt lõi để thực hiện được mục tiêu được giao).
Buổi 6–  Giới thiệu mô hình điển hình triển khai BSC-KPI–  Tổ chức – Qui chế – Lương thưởng–  Thực hành xây dựng qui chế–  Giới thiệu 03 mô hình điểm từ thực tiễntriển khai: Mô hình DN siêu nhỏ, nhỏ, vừa và khá lớn–  Hướng dẫn cách xây dựng Qui chế, qui định về tổ chức vận hành, sử dụng kết quả KPItrong lương và thưởng
MODULE 4. QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG OKRs
Buổi 7–  Tổ chức và sức mạnh của tổ chức–  OKRs và sức mạnh của OKRs–  07 bước xây dựng OKRLàm rõ sức mạnh của tổ chức là sức mạnh cộng hưởng của các cá nhân mạnh mẽ
Buổi 8–  Xây dựng OKRs các cấp (công ty, đơn vị, cá nhân)–  Vận hành và quản trị OKRs–  Hướng dẫn thực hành các nguyên tắc cộng hưởng sức mạnh tập thể–  Giới thiệu 2 phương pháp chính để xây dựng OKRs các cấp, thực hành mẫu OKRs các cấp theo 2 cách này–  Làm rõ các nguyên tắc vận hành OKRs cănbản
Buổi 9–  Đánh giá OKRs và khen thưởng–  Phát triển văn hóa OKRs–  Tình huống điển hình–  Thảo luận, Q&AXây dựng hệ thống thưởng cho OKRs:Thưởng Tuần, Tháng, Quí Năm, làm rõ quan hệ của OKRs với hệ thống lương

>> Tham khảo thêm thông tin: Quản trị mục tiêu bằng BSC – KPI – OKR

4.3.3. Chương trình Quản trị tài chính doanh nghiệp

Dòng tiền được ví như “huyết mạch” của doanh nghiệp, và tài chính doanh nghiệp chính là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.Bạn đã thấy rất nhiều doanh nghiệp sụp đổ trong dịch bệnh Covid hay chưa? Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề chung rất nan giải: Bị cạn kiệt nguồn lực về tài chính. Chính vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp là một chương trình đào tạo doanh nghiệp vô cùng cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay.Cùng tham khảo qua nội dung khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp của iEIT nhé:

Tổng quan chung: Quản trị tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực chuyên sâu của quản trị kinh doanh, trong đó các quản trị viên phải có khả năng tổ chức và sử dụng tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp quản trị viên có thể thực hiện các tác vụ quản lý tài chính như tính toán lãi suất, tài chính, phân tích tài chính, phân tích lợi nhuận, đánh giá tài sản, quản lý tài sản và tài chính, định giá tài sản, quản lý vốn và nhiều hơn nữa. Khóa học cũng cung cấp các công cụ phân tích và đánh giá tài chính, các tính năng báo cáo và báo cáo thống kê, các công cụ hỗ trợ quản lý và các công cụ hỗ trợ quản lý dự án.

NỘI DUNG MÔN HỌC/COURSE OUTLINE

BUỔICHUYÊN ĐỀNỘI DUNG THỰC HÀNH
 Buổi 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp– Vai trò của kế toán tài chính và quản trị tài chính trong doanh nghiệp– Mục đích của thông tin tài chính, các nguyên lý kế toán và tài chính– Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính+ Kiểm soát, đánh giá các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp+ Thuyết minh báo cáo tài chính, mối liên hệ giữa các thành phần của báo cáo tài chính+ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang được áp dụngThực hành: Rà soát hoạt động tài chính tại doanh nghiệp.
Buổi 2:Phân tích chỉ số tài chính của doanh nghiệp– Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp+ Chỉ số thanh toán+ Chỉ số hoạt động+ Chỉ số rủi ro+ Chỉ số tăng trưởng tiềm năng– Phân tích kết cấu trong báo cáo tài chính+ Cơ cấu và chi phí sử dụng vốn+ Phân tích tác động của đòn bẩy– Phân tích Dupont– Những ưu nhược điểm của phân tích chỉ số tài chính
Buổi 3: Quản trị dòng tiền và dự toán vốn lưu động– Quản trị dòng tiền doanh nghiệp và dự báo dòng tiền– Phương pháp quản trị dòng tiền để đạt hiệu quả trong kinh doanh– Vòng quay vốn lưu động– Quản trị công nợ phải thu, phải trả, kỳ thu tiền bình quân, số ngày phải trả bình quân– Quản trị hàng tồn khi, tối ưu hóa số ngày tồn kho bình quân
Buổi 4:Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp– Nguyên tắc đo lường và báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh– Phân tích quan hệ khối lượng – chi phí – lợi nhuận– Điểm hòa vốn– Đánh giá hiệu quả hoạt động so với ngân sách đề ra– Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh– Phân bổ chi phí chung đến từng sản phẩm, chi nhánh
Buổi 5:Kiểm soát chi phí, lập và sử dụng ngân sách– Xác định các loại chi phí trong doanh nghiệp và vai trò của việc kiểm soát các chi phí– Các công cụ kiểm soát chi phí hiệu quả– Phân tích biến động chi phí và vận dụng phân tích chi phí để đưa ra các quyết định trong kinh doanh– Thực hiện quy trình lập ngân sách doanh nghiệp– Sử dụng ngân sách hiệu quả, hợp lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Buổi 6:Phân tích, thẩm định các dự án đầu tư– Đánh giá ảnh hưởng của quyết định đầu tư– Xác định các thông tin cần thu nhập để đánh giá dự án đầu tư– Các kỹ thuật đánh giá dự án đầu tư– Xác định các nguồn vốn cần thiết để thực hiện dự án– Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư– Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư (NPV, IRR, PI, DPP,…)
Buổi 7:Quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ– Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa, phát hiện các rủi ro– Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp– Biện pháp khắc phục, cải thiện và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp– Các công cụ kiểm soát tài chính nội bộ– Xây dựng các quy chế, quy trình để kiểm soát hoạt động nội bộ doanh nghiệp
Buổi 8:Quản trị hệ thống thuế trong doanh nghiệp– Nhận diện và phòng ngừa rủi ro về thuế tại doanh nghiệp– Các phương pháp tối ưu về thuế– Những lưu ý về các chi phí được trừ– Cập nhật các nội dung về thuế mới nhất

>> Tham khảo thêm thông tin: Quản trị tài chính doanh nghiệp

4.3.4. Một số khóa học khác

Bên cạnh những khóa học tiêu biểu trên, chúng tôi còn cung cấp rất nhiều các khóa học đào tạo doanh nghiệp khác như sau:khóa học đào tạo doanh nghiệp khác

>> Nhận tư vấn ngay về các khóa học: TẠI ĐÂY

Chúng tôi xin cảm ơn quý doanh nghiệp đã tin tưởng và lựa chọn iEIT làm đơn vị đào tạo doanh nghiệp. Chúng tôi biết các bạn có rất nhiều lựa chọn ngoài kia nhưng việc lựa chọn iEIT là một vinh dự rất lớn đối với chúng tôi.

Liên hệ ngay với chúng tôi tại: eit@ftu.edu.vn hoặc 0909.111.485


Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây:

Scroll to Top