Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FPT Retail – đơn vị sở hữu FPT Shop đạt 554 tỷ đồng, gấp 19,5 lần so với năm 2020 và gấp 4,6 lần kế hoạch lợi nhuận năm 2021, cũng là nhờ một phần đóng góp không nhỏ đến từ mảng bán lẻ laptop.

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất lũy kế đạt 22.495 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2020.

Đặc biệt, mảng laptop của FPT Shop thu về 5.700 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2020, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ laptop với 35% thị phần. Nói cách khác, cứ 10 laptop được tiêu thụ tại Việt Nam thì có 3,5 máy được mua tại hệ thống FPT Shop.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FPT Retail – đơn vị sở hữu FPT Shop đạt 554 tỷ đồng, gấp 19,5 lần so với năm 2020 và gấp 4,6 lần kế hoạch lợi nhuận năm 2021, cũng là nhờ một phần đóng góp không nhỏ đến từ mảng bán lẻ laptop.

\”Thành quả này đến từ việc áp dụng chiến lược đúng đắn khi tập trung vào trải nghiệm khách hàng, nỗ lực xây dựng thương hiệu gắn liền với điểm đến công nghệ, đa dạng hóa thương hiệu và những sản phẩm kinh doanh; theo dõi sát sao thị trường, dự báo chính xác và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng; tận dụng tốt vị thế dẫn đầu về laptop gaming, Macbook chip mới và nền tảng của hơn 70 Trung tâm laptop mà FPT Shop đã xây dựng trước đó\”, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông di động hệ thống FPT Shop chia sẻ.

Với đà tăng trưởng trên, Công ty dự mở tới 87 Trung tâm Laptop, nâng số Trung tâm Laptop của hệ thống lên 157, vượt xa kế hoạch ban đầu. Hơn 150 Trung tâm Laptop này đều được xây dựng thành những cửa hàng chuyên biệt, tập trung bày bán đa dạng các sản phẩm laptop và nhiều phụ kiện có liên quan.

\”Việc mở rộng thêm các Trung tâm Laptop trên khắp cả nước sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đa dạng mẫu mã sản phẩm với nhiều ưu đãi đặc biệt dành riêng. Ngoài ra, khách hàng còn được tư vấn, hỗ trợ cài đặt bởi đội ngũ được đào tạo chuyên sâu về laptop, từ đó chọn lựa sản phẩm phù hợp, an tâm và có trải nghiệm tốt nhất\”, ông Hoàng Văn Dũng, Giám đốc ngành hàng Laptop cho biết thêm.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu FRT đã có chuỗi tăng giá ấn tượng trong thời gian qua. Từ mức 80.000 đồng vào tháng 2, hiện FRT đã lên gần 145.000 đồng, tương ứng vốn hóa thị trường đạt 11.400 tỷ đồng (500 triệu USD).

\"Cổ

Sau thời gian khó khăn do thị trường ICT bão hoà cũng như phải đầu tư nguồn lực cho Long Châu, năm 2021 là năm thắng lớn của FRT. Dù gặp nhiều thử thách từ đại dịch Covod-19, đây là năm công ty gặt hái các trái ngọt với hệ thống nhà thuốc Long Châu. Tận dụng cơ hội nhu cầu tăng cao trong đại dịch, Long Châu nhanh chóng mở rộng chuỗi lên 400 địa điểm, tăng 200 cửa hàng so với đầu năm. Năm 2021, hệ thống nhà thuốc này bắt đầu có lãi, sớm hơn hai năm so với dự kiến.

Ngược lại, do ảnh hưởng của Covid-19, giữa năm 2021, hệ thống bán lẻ thiết bị điện tử tiêu dùng (ICT) phải đóng 50% số cửa hàng do giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh. Bà Nguyễn Bạch Điệp – người nắm cán chính – đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, nhân viên bán hàng trực tiếp thành nhân viên tư vấn trực tuyến và giao hàng. Khi dịch bệnh được kiểm soát, cuối năm 2021, FPT Shop mở thêm 52 cửa hàng, nâng số địa điểm lên 647, củng cố vị thế là nhà bán lẻ thiết bị điện tử lớn thứ hai thị trường, dẫn đầu về thị phần bán lẻ máy tính xách tay.

Bà Bạch Điệp được mệnh danh là \”người đàn bà thép\” tại tập đoàn FPT, công ty sở hữu 46% FPT Retail (thành lập năm 2012). Bà Điệp là người tham gia thành lập công ty từ những ngày đầu và ngồi ghế CEO của FPT Retail đến năm 2020. Mới đây bà Điệp đã vào Top 20 nữ quản lý chuyên nghiệp do Forbes Việt Nam vinh danh tháng 3/2022.

Theo CafeF

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top