quan tri tai chinh la gi 2

Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) là một nhánh của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau. Cũng như phân tích toàn bộ nền kinh tế bằng cách xem xét các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tổng sản phẩm quốc nội. Kinh tế học vĩ mô không quan tâm đến một doanh nghiệp đơn lẻ, đó là kinh tế học vi mô.

Một số câu hỏi then chốt được đề cập bởi kinh tế vĩ mô như: Nguyên nhân gây thất nghiệp? Nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Điều gì tạo ra hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế? Sự tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đến tổng cầu, sự tương tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô như thế nào?…

 

Tìm hiểu về kinh tế vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Các mô hình kinh tế vĩ mô và các dự báo được chính phủ sử dụng để hỗ trợ xây dựng và đánh giá kinh tế, tiền tệ và tài chính của các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược. Các mô hình kinh tế vĩ mô và các dự báo họ sản xuất, được chính phủ sử dụng để hỗ trợ xây dựng và đánh giá kinh tế, tiền tệ và tài chính của các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược trong các lớp tài sản và toàn cầu.

Khi được áp dụng đúng cách, các lý thuyết về kinh tế học có thể cung cấp thông tin chi tiết về cách kinh tế được hoạt động như thế nào và hậu quả dài hạn của các chính sách và quyết định cụ thể. Đồng thời, lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân đưa ra những quyết định tốt hơn thông qua sự hiểu biết kỹ lưỡng về các tác động của xu hướng và chính sách kinh tế lên ngành công nghiệp của họ.

kinh-te-vi-mo-la-gi

Tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô đo lường, phân tích các tác nhân của nền kinh tế để đưa ra dự đoán về xu hướng tiếp theo. Biết được xu hướng của nền kinh tế sẽ giúp chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Nếu bạn là nhà đầu tư, kinh tế học vĩ mô cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế. Từ đó, bạn có thể hiểu được những gì đang xảy ra trên thị trường, đưa ra dự đoán và có quyết định đầu tư phù hợp.

Giả sử sau khi bạn thực hiện nghiên cứu kinh tế vĩ mô và thấy rằng nền kinh tế đang có những dấu hiệu hồi phục sau thời gian suy thoái như tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát được kiểm soát tốt, tăng trưởng GDP tốt thì bạn có thể xem xét đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu.

Lịch sử của kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô hiện đại ra đời từ những năm 1930, thời gian xảy ra cuộc Đại suy thoái. Thời điểm đó, các phương pháp kinh tế vi mô mà các nhà kinh tế học sử dụng không hiệu quả trong việc giải thích tại sao nền kinh tế lớn nhất thế giới lại sụp đổ.

Kinh tế học vi mô tập trung vào một khía cạnh nhỏ của nền kinh tế. Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế lúc đó. Vì vậy, các nhà kinh tế học cần có một phương pháp mới để phân tích tổng thể nền kinh tế.

Nhà kinh tế học người Na Uy Ragnar Frisch là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ kinh tế học vĩ mô trên báo in vào năm 1933. Nhưng chính nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes mới là người giúp kinh tế học vĩ mô trở nên phổ biến. Keynes đã trở nên nổi tiếng với cuốn sách Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền được xuất bản năm 1936. Trong cuốn sách, ông đã giải thích được nguyên nhân gây ra cuộc Đại suy thoái và làm thế nào để kết thúc thời kỳ Đại suy thoái.

Kinh tế vĩ mô phân tích các lĩnh vực nào?

Kinh tế học vĩ mô đo lường và phân tích bất kỳ yếu tố quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một số yếu tố thường được sử dụng là:

  • Thương mại quốc tế và toàn cầu hóa: Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia là một yếu tố quan trọng tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia.
  • Các quy định của chính phủ: Các quy định được chính phủ ban hành có thể tác động mạnh tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • Tăng trưởng việc làm và thất nghiệp: Thị trường lao động là một yếu tố quan trọng quyết định tình trạng của nền kinh tế.
  • Chính sách tài khóa: Cách thức chính phủ chi tiêu tiền có thể ảnh hưởng đến tình trạng của nền kinh tế. Ví dụ, Hoa Kỳ đã chi rất nhiều tiền cho các chương trình công trình đầu tư công trong những năm 1930 để cố gắng đưa đất nước thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.

Những hạn chế của kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô phân tích toàn bộ nền kinh tế, không tập trung vào đối tượng riêng lẻ trên thị trường. Vì vậy, kinh tế học vĩ mô có thể không dùng để giải thích vận động của một nhóm ngành hoặc một doanh nghiệp đơn lẻ.

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô tập trung phân tích GDP, không xem xét thu nhập của từng người dân, vì vậy nó có thể không phản ánh đúng các yếu tố như bất bình đẳng thu nhập. Chẳng hạn như một quốc gia có vẻ đang phát triển mạnh, nhưng một phần lớn người dân vẫn đang trong tình trạng đói nghèo. Từ đó có thể thấy thành quả của nền kinh tế xuất phát từ một bộ phận nhỏ người dân.

Một hạn chế khác của kinh tế học vĩ mô là nhiều yếu tố đưa ra các tín hiệu mâu thuẫn với nhau trong việc dự đoán xu hướng của nền kinh tế. Có quá nhiều biến số thay đổi liên tục, vì vậy rất khó để xây dựng một mô hình dự đoán chính xác.

Kinh tế vĩ mô là một môn khoa học xã hội, nó khác với bộ môn khoa học tự nhiên như hóa học. Ở môn hóa, bạn có thể đưa ra kết quả chính xác là khi trộn dung dịch A và dung dịch B, chúng ta sẽ thu được hỗn hợp C. Nhưng kinh tế học vĩ mô không thể đưa ra các kết quả chính xác khi kết hợp các yếu tố với nhau.

Các sự kiện đáng chú ý xảy ra tác động rất mạnh đến nền kinh tế như dịch bệnh Covid-19, kinh tế học vĩ mô không dự đoán được.

Kết luận

Kinh tế học vĩ mô là một phương pháp phân tích các yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp phân tích khác, kinh tế vĩ mô có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều chúng ta cần làm là hiểu rõ kinh tế vĩ mô là gì và ứng dụng một cách hiệu quả vào hoạt động đầu tư.

>>> Tham khảo khóa học: Quản trị tài chính doanh nghiệp – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Scroll to Top