image 7491

Mô hình IS – LM là gì

Mô hình IS-LM, viết tắt của “tiết kiệm – đầu tư” (IS) và “cung tiền – thanh khoản” (LM), là một mô hình kinh tế vĩ mô của Keynes cho thấy cách thị trường hàng hóa kinh tế (IS) tương tác với thị trường vốn vay (LM) hay chính là thị trường tiền tệ. Nó được biểu diễn dưới dạng đồ thị trong đó các đường IS và LM giao nhau để thể hiện trạng thái cân bằng ngắn hạn giữa lãi suất và sản lượng hàng hóa toàn thị trường.

Ba biến ngoại sinh quan trọng trong mô hình IS-LM là tính thanh khoản (liquidity), đầu tư (investment) và tiêu dùng (consumption). Theo lý thuyết, tính thanh khoản được xác định bởi quy mô và vận tốc của cung tiền. Mức độ đầu tư và tiêu dùng được xác định bởi các quyết định cận biên của từng tác nhân trong nền kinh tế.

Đồ thị IS-LM xem xét mối quan hệ giữa sản lượng, hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lãi suất. Toàn bộ nền kinh tế được thu gọn vào chỉ hai thị trường—sản xuất và tiền tệ—và các đặc điểm cung và cầu tương ứng của chúng sẽ đẩy nền kinh tế tới điểm cân bằng.

image 7491

Đặc điểm của mô hình IS – LM

Đường cong IS curve:

Đường IS mô tả tập hợp tất cả các mức lãi suất và tổng sản lượng (GDP) mà tại đó tổng lượng đầu tư (I) bằng tổng lượng tiết kiệm (S). Ở mức lãi suất thấp hơn, lượng tiền đầu tư vào sản xuất cao hơn, dẫn đến tổng sản lượng (GDP) nhiều hơn, vì vậy đường IS dốc xuống và đi từ trái sang phải.

Đường cong LM curve:

Đường LM mô tả tập hợp tất cả các mức tổng thu nhập (cũng là GDP) và lãi suất mà tại đó cung tiền bằng với cầu tiền (thanh khoản). Đường LM dốc lên vì mức thu nhập (GDP) cao hơn làm tăng nhu cầu sử dụng tiền cho hoạt động giao dịch (thanh khoản tăng), điều này đòi hỏi lãi suất cao hơn để giữ cho cung tiền và cầu thanh khoản ở trạng thái cân bằng.

Giao điểm của 2 đường trên mô hình IS – LM

Giao điểm của đường IS và LM cho thấy điểm cân bằng của lãi suất và sản lượng khi thị trường tiền tệ và nền kinh tế cân bằng. Nhiều kịch bản hoặc thời điểm có thể được biểu thị bằng cách thêm các đường IS và LM bổ sung. Trong một số phiên bản của đồ thị, các đường cong hiển thị độ lồi hoặc lõm giới hạn. Sự thay đổi vị trí và hình dạng của các đường IS và LM, thể hiện sự thay đổi trong nhu cầu chi tiêu, đầu tư và tiêu dùng, làm thay đổi điểm cân bằng giữa thu nhập GDP và lãi suất.

Những hạn chế của mô hình IS – LM

Nhiều nhà kinh tế, trong đó có nhiều người theo trường phái Keynes, phản đối mô hình IS-LM vì những giả định không thực tế của nó về nền kinh tế vĩ mô. Nó không thể giải thích cho tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao đồng thời trong nền kinh tế. Lãi suất cũng có thể bị tác động bởi sự thay đổi của các ngân hàng trung ương trong việc sử dụng chính sách tiền tệ thay vì chịu sự điều tiết của cung tiền thị trường. Ngay cả người nghĩa ra mô hình là John Hicks sau đó cũng thừa nhận rằng những sai sót của mô hình là rất nghiêm trọng và nó có lẽ chỉ nên được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Mô hình này cũng không thể sử dụng cho mục đích xây dựng chính sách, vì nó không thể giải thích cách xây dựng các chính sách thuế hoặc chi tiêu cho từng tình huống cụ thể. Mô hình IS – LM cũng không biểu thị nhiều về tình hình lạm phát hay kỳ vọng tăng trưởng, mặc dù các chỉnh sửa sau này đã cố gắng kết hợp những ý tưởng trên vào mô hình gốc. Mô hình cũng bỏ qua sự hình thành vốn và năng suất lao động.

>>> Tham khảo khóa học: Quản trị tài chính doanh nghiệp – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Scroll to Top