Cụ thể theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), căn cứ vào tình hình thực tế xử lý các khó khăn, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp, CMSC sẽ rà soát, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ ngành Công thương và các cơ quan có thẩm quyền. Mục đích là tiếp tục tìm giải pháp tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn.
Trường hợp các dự án, doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sẽ báo cáo, xem xét thực hiện phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; mục tiêu thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước cũng như đối với nền kinh tế.
Về tình cụ thể tại một số dự án, hiện nay, Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 – Hải Phòng của Công ty cổ phần DAP – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ năm 2017 đến nay sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và đã hết lỗ lũy kế từ đầu năm 2022. Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam duy trì vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí…
Theo Kinh tế Sài Gòn online (The Saigon Times)