- Chỉ số sản xuất công nghiệp
Ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tháng 8. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 7,4%, trong đó ngành chế biến chế tạo giảm 9,8% – mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất chủ yếu được ghi nhận ở các tỉnh thành phía Nam với IIP giảm tới -23,4%. Các phương án duy trì sản xuất như “3 tại chỗ” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” chỉ mang tính tạm thời và thể hiện nhiều bất cập khiến công suất sản xuất của các nhà máy ở phía Nam ở mức thấp – chỉ vào khoảng 10 – 50%. Các nhóm ngành có mức suy giảm mạnh trong tháng 8 đều có sản lượng tập trung chủ yếu ở phía Nam như như đồ gỗ nội thất (-20,9% YoY), sản xuất thực phẩm (-15,2%), giày dép (-28,3%),…
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tiêu dùng nội địa tiếp tục giảm rõ rệt khi giãn cách xã hội kéo dài. Doanh thu bán lẻ và dịch vụ ước tính giảm tới 39% trong tháng 8 so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,7%, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,8%). Với việc lệnh giãn cách xã hội sẽ tiếp tục duy trì ở hầu hết các tỉnh thành đến hết 15/9, số liệu bán lẻ trong tháng tới được kỳ vọng cũng không có nhiều diễn biến tích cực.
- Tăng trưởng Xuất khẩu
Xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ước tính giảm 5,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ, trong đó khối khu vực kinh tế trong nước giảm tới 16,6%. Các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp nội địa đều ghi nhận tăng trưởng âm như thủy sản (-26,1%), gạo (-30,4%), gỗ (-26,9%) và dệt may (-9,2%). Điểm sáng trong xuất khẩu tháng 8 đến từ nhóm ngành sắt thép (+107%) và nhóm ngành liên quan đến hóa chất, cao su và chất dẻo. Tăng trưởng xuất khẩu khối FDI chỉ giảm nhẹ, -0,6% nhờ đóng góp tích cực từ xuất khẩu điện thoại (+10,5%) và máy móc, thiết bị (+12,6%) (chủ yếu sản xuất ở khu vực phía Bắc). Ngược lại, nhập khẩu vẫn duy trì mức tăng trưởng hơn 30% trong vòng 5 tháng qua và cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về thâm hụt trong tháng thứ 4 liên tiếp, tạo áp lực lên cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam.
- Vốn FDI giải ngân
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Lãi suất cho vay giảm
- Tăng trưởng giải ngân đầu tư công
- Tỷ lệ tiêm chủng Covid ít nhất 1 mũi
Ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tháng 8. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 7,4%, trong đó ngành chế biến chế tạo giảm 9,8% – mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất chủ yếu được ghi nhận ở các tỉnh thành phía Nam với IIP giảm tới -23,4%. Các phương án duy trì sản xuất như “3 tại chỗ” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” chỉ mang tính tạm thời và thể hiện nhiều bất cập khiến công suất sản xuất của các nhà máy ở phía Nam ở mức thấp – chỉ vào khoảng 10 – 50%. Các nhóm ngành có mức suy giảm mạnh trong tháng 8 đều có sản lượng tập trung chủ yếu ở phía Nam như như đồ gỗ nội thất (-20,9% YoY), sản xuất thực phẩm (-15,2%), giày dép (-28,3%),…