Để tránh bị soi xét và kinh doanh thuận lợi ở Mỹ, nhiều doanh nhân Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, tìm cách chuyển trụ sở ra nước ngoài, thậm chí xin thị thực hoặc quốc tịch nước ngoài.
Đối với những doanh nhân công nghệ tham vọng của Trung Quốc, việc mở rộng kinh sang Mỹ ngày càng trở nên khó khăn giữa
Trước năm 2019, có rất ít trở ngại lớn cho kế hoạch như vậy. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, đặc biệt là sau khi Washington áp lệnh trừng phạt đối với gã khổng lồ viễn thông Huawei, một số công ty Trung Quốc bắt đầu lập trụ sở ở nước ngoài. Đây là cách mà họ cho rằng có thể giúp tránh được sự giám sát gắt gao của chính phủ Mỹ.
Giờ đây, một số chủ doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đại lục nói rằng họ cần ‘che mờ’ gốc tích Trung Quốc của hơn nữa bằng cách xin thị thực thường trú nhân hoặc quốc tịch ở nước ngoài để tránh những hạn chế và thành kiến của chính phủ Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc khi họ làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ryan, sống ở Thâm Quyến, cho biết công ty khởi nghiệp phần mềm 3 năm tuổi của anh đã đạt đến điểm cần phải thiết lập sự hiện diện ở thị trường Mỹ. Công ty của anh đã có một triệu người dùng ở Đông Á và triển vọng kinh doanh tốt ở Bắc Mỹ.
Nhưng Ryan nản lòng khi chứng kiến những hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc. Những hạn chế này đã được áp đặt hoặc đang được các nhà lập pháp Mỹ đề xuất.
“Thật không công bằng”, anh nói và than thở rằng các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác đã không gặp phải những vấn đề tương tự khi tìm cách mở rộng sang Mỹ,
Giải pháp của anh là tìm cách xin thị thực thường trú nhân ở một nước châu Á khác.
Reuters đã trò chuyện với bảy doanh nhân công nghệ từ Trung Quốc đại lục, hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài và muốn mở rộng kinh doanh sang Mỹ. Kỳ. Tất cả đều họ đang tìm cách có được quyền thường trú hoặc quyền công dân ở những những nước khác, chủ yếu là Canada, Nhật Bản, Mỹ và Singapore.
Trong số bảy doanh nhân, ba người đồng ý được xác định bằng tên tiếng Anh của họ. Những những người khác yêu cầu giấu tên hoàn toàn vì lo ngại các hậu quả có thể xảy ra ở Trung Quốc. Họ cũng yêu cầu phóng viên không mô tả chi tiết doanh nghiệp của họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung dâng cao dưới thời chính quyền Donand Trump khi Mỹ đánh thuế rộng rãi đối với hàng hóa Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei. Tuy nhiên, xích mích vẫn tiếp tục không suy giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden khi cả hai nước bước vào cuộc chạy đua cạnh tranh ưu thế công nghệ toàn cầu.
Nhưng điểm nóng chính bao gồm chính sách hạn chế xuất khẩu công nghê chip cao cấp của Mỹ sang Trung Quốc và những lo ngại về an ninh dữ liệu khiến ứng dụng video ngắn TikTok thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc) bị cấm cài đặt trên các thiết bị của chính phủ Mỹ và bị cấm hoàn toàn tại bang bang Montana. Để đáp trả , Trung Quốc gần đây cấm các ngành công nghiệp quan trọng sử dụng các sản phẩm của Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất Mỹ.
Căng thẳng địa chính trị giữa hai nước khiến bầu không khí tại kém thân thiện hơn nhiều đối với các công ty Trung Quốc đại lục muốn hoạt động hoặc huy động vốn tại Mỹ, các chuyên gia tư vấn cho biết.
“Câu chuyện chính trị ở thủ đô Washington và ở nhiều thủ phủ của các bang dựa trên quan niệm sai lầm rằng tất cả các công ty Trung Quốc đều liên kết với nhau và nhận chỉ đạo từ chính phủ Trung Quốc”, James McGregor, chủ tịch phụ trách Trung Quốc đại lục tại hãng tư vấn truyền thông APCO Worldwide (Mỹ), nói/
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng rằng một số nước phương Tây muốn chính trị hóa công nghệ, gây trở ngại cho hợp tác thương mại và công nghệ thông thường.
”Điều này không mang lại lợi ích cho bên nào và ảnh hưởng xấu đến tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay,
Nhưng ngay cả khi mở rộng kinh doanh sang Mỹ đã trở nên khó khăn hơn nhiều, đó vẫn là mục tiêu của hầu hết các doanh nhân công nghệ Trung Quốc mà Reuters đã phỏng vấn. Họ cho biết tập trung vào thị trường nội địa không phải là một lựa chọn hấp dẫn bất chấp quy mô lớn.
Một cuộc chấn chỉnh kéo dài hai năm của Bắc Kinh kể từ cuối năm 2020 đối với lĩnh vực công nghệ từng phát triển tự do của Trung Quốc diễn ra đúng lúc các biện pháp hạn chế đi lai và phong tỏa nghiêm ngặt áp đặt trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Tất cả những đều này khiến họ thất vọng và giảm kỳ vọng về thị trường trong nước/
Chris Pereira, người điều hành hãng ty tư vấn kinh doanh Viện Hệ sinh thái Bắc Mỹ, cho biết việc các công ty Trung Quốc tìm cách chuyển văn phòng trụ sở ra nước ngoài và thậm chí che dấu gốc tích Trung Quốc đã trở thành một xu hướng.
Những công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không nhấn mạnh bản sắc Trung Quốc gồm nhà bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến Shein, có công ty mẹ đăng ký hoạt động ở Singapore. Đầu tháng 5, hãng thương mại điện tử PDD Holdings cũng chuyển trụ sở chính từ Thượng Hải đến Dublin (Ireland)
Trong năm nay, công ty của Pereira đã nhận được khoảng 100 yêu cầu từ các công ty Trung Quốc đại lục tìm kiếm sự giúp đỡ để mở rộng ra nước ngoài. Pereira cho biết ông tư vấn họ về cách bản địa hóa hiệu quả ở nước ngoài và trở thành một phần của cộng đồng thay vì chỉ tìm cách che giấu nguồn gốc Trung Quốc
Các doanh nhân công nghệ của Trung Quốc đại lục trong cuộc phỏng vấn với Reuters cho biết họ không tin những tuyên bố ủng hộ của Bắc Kinh gần đây đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tommy, một doanh nhân khác, đã chuyển ra nước ngoài từ Trung Quốc, chán nản sau khi giới chức trách thường xuyên yêu cầu kiểm duyệt sản phẩm của công ty anh, khiến anh phải dừng kinh doanh.
Tommy hiện đang thành lập một công ty khởi nghiệp mới và muốn chuyển đến Mỹ, dù anh từng bị các quan chức hải quan Mỹ chất vấn rất lâu về lý do tại sao anh có tài khoản ngân hàng ở Mỹ trong một chuyến công tác gần đây.
Theo Kinh tế Sài Gòn online (The Saigon Times)