VnE DNCD settop 01 2463 15875309591

Thiết lập \”vùng cách ly\” an toàn phòng dịch song song với chuyển đổi số trong sản xuất là cách nhiều doanh nghiệp làm để duy trì hoạt động.

Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) phối hợp với Báo điện tử VnExpress thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi để vượt qua khó khăn vì dịch bệnh.

Khi Covid-19 tác động nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vừa duy trì hoạt động. Phần lớn cho biết đã thực hiện phân ca kíp, bố trí nhóm làm việc ngồi ở các vị trí khác nhau để hạn chế tiếp xúc, giảm tải tập trung đông người.

\"Click

Có những doanh nghiệp áp dụng cách thức tổ chức nơi lao động, sản xuất thành \”vùng cách ly\” đảm bảo an toàn, không đứt gãy hoạt động, tỷ lệ này khoảng 6%. Biện pháp cụ thể mà họ áp dụng, tổ chức cho người lao động làm việc ở cơ sở trang trại nào thì cách ly luôn tại đó, bố trí hệ thống sát khuẩn hoàn chỉnh… Đây được xem là một trong các giải pháp sáng tạo, điển hình để các doanh nghiệp tham khảo, học hỏi nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch.

Chỉ 8% doanh nghiệp phải dừng kinh doanh để phòng Covid-19 hoặc khó khăn trong mùa dịch.

\"Nhà

Nhà máy sản xuất thép, ống nhựa Hoa Sen. Ảnh: Phương Đông

Ngoài duy trì sản xuất, các doanh nghiệp đã nỗ lực, chủ động tìm hướng đi mới trong bối cảnh Covid-19 kéo dài. Số doanh nghiệp chủ động tìm thị trường, khách hàng mới, cung cấp dịch vụ mới thông qua tận dụng các nền tảng trực tuyến đã tăng gấp đôi (16%) so với kết quả khảo sát hồi tháng 3 do Ban IV thực hiện.

Một số doanh nghiệp đồng thời thực hiện các giải pháp khác như chuyển hướng kinh doanh (5%), giảm giá thành sản phẩm đi đôi với nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm (4%). Số doanh nghiệp nói \”không có giải pháp gì\” chỉ còn 10%, giảm một nửa so với hồi tháng 3.

Tuy nhiên, những giải pháp mang tính dài hạn, có ý nghĩa tiên quyết với sự tăng trưởng của doanh nghiệp (cải tiến sản phẩm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới) thì chỉ 3% doanh nghiệp cho biết áp dụng. Tương tự, năng lực xây dựng phương án kinh doanh phòng rủi ro thấp, chỉ 2% doanh nghiệp thực hiện giải pháp này.

Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tương đối hạn chế về mặt chiến lược, mọi ứng phó mang tính vụ việc, thời điểm nên tới đây rất cần các hỗ trợ kỹ thuật để giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

Nếu ở cuộc khảo sát hồi tháng 3 của Ban IV, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết sẽ phải cắt giảm lượng lao động lớn vì Covid-19, thì sau một tháng số lượng này đã giảm đi đáng kể. Chỉ 4% doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động, 10% không có giải pháp và 27% doanh nghiệp lựa chọn giảm giờ làm, lương nhưng vẫn duy trì số lượng lao động. 26% doanh nghiệp nói có trả trợ cấp cho lao động nghỉ việc tạm thời do dịch hoặc trong thời gian giãn cách xã hội. 17% doanh nghiệp trả lương bình thường.

Nếu dịch kéo dài thì 9% doanh nghiệp nói sẽ không có khả năng đảm bảo được nỗ lực mà doanh nghiệp đang cố gắng. Khoảng 3% tranh thủ thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm để dành thời gian đào tạo nguồn lực.

Tự nỗ lực bằng các giải pháp chủ động, sáng tạo, nhưng các doanh nghiệp vẫn mong muốn có thêm sự trợ giúp ngoại lực từ phía Chính phủ. Họ mong rằng các chính sách chống suy thoái, thất nghiệp Chính phủ đưa ra trọng tâm hơn, như có chính sách riêng với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, miễn lãi suất các khoản chậm nộp thuế…).

Bên cạnh một số chính sách hiện tại, chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đã \”kiệt quệ\” và đổ vỡ, thiệt hại trên 50% và giảm 50% lao động trở lên, Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân kiến nghị xây dựng các chính sách giữ dòng vốn cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động trước khi họ kiệt quệ và không thể nào khắc phục.

Các doanh nghiệp kiến nghị được hoãn nộp một số khoản như bảo hiểm tự nguyện, tiền đóng quỹ hưu trí, tử tuất hay phí công đoàn trong 12 tháng để có dòng tiền duy trì hoạt động, thay vì người lao động, người sử dụng lao động được dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất không quá 12 tháng nếu vì dịch bệnh mà phải cắt giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Song song đó, doanh nghiệp phản ánh việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ từ phía Bộ, ngành còn chậm, cũng như việc tiếp cận vay với lãi suất thấp, các ưu đãi tín dụng khác rất khó khăn với thủ tục rườm rà, phức tạp, như yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp hoặc chứng minh mất nhiều thời gian trong khi vốn cho vay duy trì sản xuất, kinh doanh rất cấp thiết.

\”Chống dịch, chống suy thoái, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược cùng các chính sách cho một trật tự kinh tế mới sau dịch để tận dụng các cơ hội\”, báo cáo khuyến nghị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top