Nợ công ở Mỹ dự kiến sẽ đạt mức cao chưa từng thấy kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai vào cuối thập kỷ này. Liệu đây là một mối đe doạ cho thế giới?
Điều gì sẽ xảy ra khi quả b.om hạt nhân “nợ công” bùng nổ tại Mỹ? Trong khi ở Pháp, việc thu hồi các tài khoản nợ công đã trở thành một chủ đề mang tính chính trị cũng như kinh tế, thì ở bên kia Đại Tây Dương, câu hỏi này cũng có thể làm nóng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Cuộc tấn công bắt đầu từ CBO, Văn phòng Ngân sách Quốc hội, một cơ quan liên bang được Quốc hội Mỹ tài trợ, chịu trách nhiệm đánh giá tình hình tài chính công và đưa ra các dự báo trung và dài hạn.
Trong báo cáo mới nhất của mình, CBO nhận định: “Nếu không có hành động gì, nợ công sẽ đạt mức cao nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai vào năm 2030!”
Phillip Swagel, Chủ tịch của CBO và là người nhận định tình hình trên, là một người kỳ cựu trong lĩnh vực này. Ông đã từng là Thứ trưởng Tài chính của Bộ Tài chính dưới thời George W. Bush, Bộ trưởng Ngân sách, giáo sư kinh tế tại Đại học Maryland, là một chuyên gia về tài chính công. Tình hình này làm ông lo lắng.
Nợ công vẫn tiếp tục tăng lên 6,2% GDP vào năm 2023 và không bao giờ giảm xuống dưới mức 6% trong vòng mười năm tới, theo dự đoán của CBO… Nợ công, hiện đã gần đạt 97% GDP, sẽ tăng lên gần 106% vào cuối thập kỷ này, mức cao nhất từ năm 1945.
Sự sai lệch này là do các kế hoạch chi tiêu công khổng lồ được Joe Biden triển khai trong ba năm qua, nhưng cũng như những khoản cắt giảm thuế rất hào phóng được do người tiền nhiệm của ông, Donald Trump đưa ra.
Ông Swagel, một Đảng viên Đảng Cộng hoà – bắt đầu phê phán các ưu đãi thuế mới mà Trump đã hứa nếu ông trở lại ghế Tổng thống vào tháng 11. Những người lạc quan – hoặc những người ngây thơ – sẽ luôn có thể khẳng định rằng không ai trên hành tinh này thực sự quan tâm đến việc gây ra một cuộc khủng hoảng đồng USD.
Thậm chí cả Trung Quốc, nơi một phần lớn dự trữ ngoại hối của họ được hình thành từ đồng USD và giá trị của đồng này có thể sụt giảm trong trường hợp khủng hoảng.
Chưa hết, không thể chắc chắn được tính ổn định của loại tiền này. Mọi thứ đều phụ thuộc vào niềm tin.
Tại Pháp, người ta cũng đang đợi xem kết quả đánh giá từ các công ty xếp hạng tín dụng. Vào tháng 11 năm ngoái, Moody’s đã để nguyên đánh giá của mình mặc dù khẳng định rằng triển vọng của Mỹ hiện tại là tiêu cực.
Một cơn bão tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ và đổ bộ vào châu Âu gợi nhớ về những ngày khó khăn của cuộc khủng hoảng 2008. Và ngày ấy liệu có quay trở lại?
Theo L’Express