Sự sụp đổ bất ngờ của Ngân hàng Silicon Valley và Signature tháng trước đã tạo ra một cuộc chơi chờ đợi đầy lo lắng cho những nhà đầu tư quyền chọn và cho thấy rằng kể cả các giao dịch chiến thắng cũng có khả năng gặp rủi ro trong thị trường phái sinh.
Việc đóng cửa của SVB vào 10/3 và Signature vào 12/3 đã dẫn đến sự tạm dừng giao dịch của cổ phiếu ở mức 106 đô/cổ phiếu đối với SVB và 70 đô/cổ phiếu đối với Signature. Đối với sự tạm dừng này, cùng với cách các nhà quản lý và môi giới của các doanh nghiệp giải quyết các hợp đồng quyền chọn còn hiệu lực, biến những cuộc giao dịch đơn giản trở thành những vấn đề nhức đầu cho các nhà đầu tư lẻ. Trong một số trường hợp, nhà giao dịch cần phải bỏ thêm tiền và nhận về các rủi ro tiềm ẩn hoặc quyền chọn đáo hạn mà họ không thực hiện.
Đây cũng là một vấn đề đối với các nhà giao dịch lẻ có kinh nghiệm như Shaun William Davies, một phó giáo sư về Tài chính tại trường đại học Colorado-Boulder, ông đã mua Quyền chọn bán Signature trên sàn môi giới Robinhood với giá 50 đô như 1 hàng rào chống lại sự biến động của thị trường.
Quyền chọn bán cho phép người nắm giữ nó quyền chọn bán chứng khoán ở mức giá thực hiện và dùng như một cuộc cá cược rằng chứng khoán sẽ rớt giá. Một hợp đồng quyền chọn bán khá hấp dẫn bởi nó sẽ giới hạn mức rủi ro cho người nắm giữ nó. Một cách logic thì giao dịch đó nên là một chiến thắng lớn nhưng quyền chọn của Davies về mặt kỹ thuật thì đã thua lỗ, giá cổ phiếu vào thời điểm đấy đã cao hơn mức 50 đô (giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn bán của Davies) và các cổ phiếu lúc này đã trở nên kém thanh khoản. Nhưng hợp đồng quyền chọn bán của ông ấy lại hết hạn vào 17/3.
Davies nói rằng thường thì ông sẽ bán quyền chọn để đạt được lợi nhuận trước khi nó hết hạn để ông ấy không cần phải đối mặt với quá trình thanh toán. Nhưng sự tạm dừng lại làm cho ông ấy phải thuyết phục Robinhood mở vị thế bán để thực hiện quyền chọn của ông ấy và cho phép ông đóng vị thế bán bất cứ lúc nào thị trường giao dịch trở lại. Công ty môi giới ban đầu nói với Davies rằng sẽ không thể mở cho ông một vị thế bán. Nhưng theo Davies thì trong thoả thuận quyền chọn với Robinhood không đề cập nhấn mạnh đến rủi ro này khi cổ phiếu bị tạm dừng.
“Nghĩ lại thì tôi nên mua quyền chọn First Republic hoặc gì đó … First Republic giao dịch cả ngày vào thứ Hai (13/3). Tôi chỉ tình cờ giao dịch công ty bị đóng cửa – nó đáng lý phải là hàng rào tốt nhất nhưng cuối cùng lại thành cái tệ nhất.” – Theo Davies vào 15/3, khi ông ấy nghĩ quyền chọn của mình sẽ hết hạn trước khi ông sử dụng chúng. Robinhood sau đó đã chấp nhận cho Davies mở một vị thế bán khống và thực hiện quyền chọn của ông ấy. Một người phát ngôn của Robinhood đã có chia sẻ với CNBC rằng công ty tiếp cận với từng khách hàng để giúp khách hàng vượt qua các vấn đề lần này.
Mặc dù một phần sự thất bại của Davies có thể liên quan đến Robinhood, nhưng những vấn đề rộng hơn không giới hạn chỉ đến một nhà môi giới. Tổ chức lưu ký quyền chọn(The Options Clearing Corporation – OCC) tuyên bố rằng các quyền chọn nên được đóng giữa các nhà môi giới, khiến nhà đầu tư phải tìm kiếm trong các thỏa thuận quyền chọn của mình để tìm ra các bước tiếp theo.
Scott Sheridan, CEO của Tastytrade, cho rằng quyết định của OCC đồng nghĩa với việc công ty phải làm việc với khách hàng để đóng các vị thế của họ. Ngoài ra, theo lời của Sheridan, còn có các yêu cầu tối thiểu về ký quỹ mà các nhà môi giới phải áp đặt lên các vị thế bán, và đôi khi cần thêm ký quỹ để quản lý rủi ro cho các công ty – không phải là cách để tạo ra thêm lợi nhuận.
Một khía cạnh phức tạp khác là một số loại tài khoản, bao gồm các tài khoản tiết kiệm hưu trí, không được phép giữ các vị thế bán khống, điều này tạo ra các bước phụ bổ sung cho các nhà giao dịch và môi giới để đóng giao dịch.
Lê Thị Hải Yến (theo CNBC)