Đại dịch Covid-19 có thể chỉ gây gián đoạn tạm thời đối với cuộc dịch chuyển nhân khẩu học quy mô lớn đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo Bloomberg, bất chấp dịch bệnh Covid-19 hoành hành, đến năm 2030, khu vực châu Á sẽ có thêm hơn 1 tỷ người gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu.
Đây là số liệu lấy từ kết quả nghiên cứu của World Data Lab. Nghiên cứu cho thấy thế giới hiện nay có khoảng 3,75 tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu. Đây là những người có mức chi tiêu bình quân đầu người dao động từ 11-110 USD/ngày.
Châu Á hiện chiếm hơn một nửa dân số trung lưu của thế giới, nhưng mới chỉ chiếm khoảng 41% tiêu dùng của tầng lớp trung lưu toàn cầu, theo World Data Lab. Tỷ trọng này được dự báo vượt mức 50% vào năm 2032.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục nắm giữ top 3 của xếp hạng về số dân thuộc tầng lớp trung lưu.
Tăng trưởng dân số thấp hoặc thậm chí âm ở một số nền kinh tế phát triển sẽ dẫn tới sự suy giảm dân số trung lưu ở những nước như Nhật Bản, Đức, Italy và Ba Lan – theo báo cáo của World Data Lab.
Indonesia được dự báo sẽ là nước có tầng lớp trung lưu lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản.
Bangladesh, một quốc gia có mật độ dân số dày và diện tích chỉ bằng khoảng bang Iowa của Mỹ, là nơi được dự báo sẽ có số người trung lưu tăng nhanh nhất trong khu vực.
Hiện nay, Bangladesh đang xếp ở vị trí 28 và dự kiến sẽ vươn lên vị trí thứ 11 nhờ tăng thêm 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030.
Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030.
Bangladesh, một quốc gia có mật độ dân số dày và diện tích chỉ bằng khoảng bang Iowa của Mỹ, là nơi được dự báo sẽ có số người trung lưu tăng nhanh nhất trong khu vực.
Hiện nay, Bangladesh đang xếp ở vị trí 28 và dự kiến sẽ vươn lên vị trí thứ 11 nhờ tăng thêm 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030.
Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030.
Nghiên cứu của World Data Lab cũng ghi nhận Việt Nam sẽ cải thiện vượt bậc về thứ hạng trong top 30 thị trường có tầng lớp tiêu dùng lớn nhất thế giới.
World Data Lab định nghĩa tầng lớp tiêu dùng là bất kỳ người nào có chi tiêu bình quân tối thiểu từ 11 USD mỗi ngày, tức bao gồm tầng lớp trung lưu trở lên.
Trung Quốc, Ấn Độ và đại diện Đông Nam Á là Indonesia được dự báo sẽ có tầng lớp trung lưu lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga và Nhật Bản – và Bangladesh.
Với tầng lớp tiêu dùng đạt 56 triệu người vào 2030, Việt Nam nhảy 8 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 26 lên 18.
Đóng vai trò chính trong tầng lớp tiêu dùng sẽ là nhóm khách hàng trung niên, từ 45 đến 65 tuổi. Năm 2020, họ chiếm 20% chi tiêu của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đến 2030, họ sẽ đóng góp gần 25%. Ở góc độ toàn cầu, thị phần của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam là 9% vào 2020 và sẽ còn 1,1% vào 2030.
World Data Lab định nghĩa tầng lớp tiêu dùng là bất kỳ người nào có chi tiêu bình quân tối thiểu từ 11 USD mỗi ngày, tức bao gồm tầng lớp trung lưu trở lên.
Trung Quốc, Ấn Độ và đại diện Đông Nam Á là Indonesia được dự báo sẽ có tầng lớp trung lưu lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga và Nhật Bản – và Bangladesh.
Với tầng lớp tiêu dùng đạt 56 triệu người vào 2030, Việt Nam nhảy 8 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 26 lên 18.
Đóng vai trò chính trong tầng lớp tiêu dùng sẽ là nhóm khách hàng trung niên, từ 45 đến 65 tuổi. Năm 2020, họ chiếm 20% chi tiêu của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đến 2030, họ sẽ đóng góp gần 25%. Ở góc độ toàn cầu, thị phần của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam là 9% vào 2020 và sẽ còn 1,1% vào 2030.