lap ke hoach

Năm 2008, khi Howard Schultz nắm quyền điều hành Starbucks, công ty có trụ sở tại Seattle nơi ông vực dậy công ty này trước bờ vực thẳm. Ông đã gây dựng từ một cửa hàng cà phê vô danh thành một trong những thương hiệu cà phê đình đám nhất thế giới trong nhiều thập kỷ trước đó, đang ở trong giai đoạn khủng hoảng. Starbucks hồi sinh từ đống tro tàn nhờ nhà lãnh đạo tài năng với bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo ‘’chèo lái’’ Starbucks trở thành đế chế cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới.

Kế hoạch kinh doanh

Những năm cố gắng cạnh tranh với Dunkin\’ Donuts và McDonald\’s, bán bánh sandwich, mở thêm cửa hàng vô tội vạ cũng như gạt bỏ trải nghiệm của khách hàng sang một bên vì lợi nhuận trước mắt đã khiến cổ phiếu của Starbucks giảm mạnh tới 42% vào năm 2007. Một năm sau, hãng đã mời Howard Schultz quay lại để lèo lái công ty và ông đã thành công trong việc xoay chuyển tình thế kinh doanh.

Động thái đầu tiên của ông là dừng bán những chiếc bán sandwich có hương vị lấn át mùi thơm đặc trưng của cà phê mới xay tại cửa hàng. Bên cạnh đó, ông còn nói lời xin lỗi với nhân viên công ty và gia đình họ. Vài tháng sau, trong một cuộc họp với 12.000 quản lý cửa hàng Starbucks, dù bị ngăn cản bởi một số đồng nghiệp, những người cho rằng tiết lộ sự thật về tình hình hiện tại của doanh nghiệp sẽ có hại hơn là có lợi nhưng Howard Schultz vẫn quyết định đưa ra sự minh bạch.

Những ý tưởng kinh doanh

Học từ những người khổng lồ. Do chưa bao giờ học tại một trường kinh doanh thực thụ, nên một phần trong câu chuyện thành công của Schultz nói riêng và của Starbucks nói chung, đến từ việc ông quan sát và học hỏi từ những người khổng lồ trong ngành công nghiệp của họ. Ở đây, Walmart và Coca-Cola là hai “tấm gương” lớn của Schultz.

Thay vì dội bom người tiêu dùng với sự tràn ngập của những chiến dịch quảng cáo muôn màu muôn vẻ và tốn kém, Schultz nỗ lực mở ra nhiều quán Starbucks nhất có thể.

Chiến lược này của Schultz tương đồng với kế hoạch thống trị của Walmart, tức mở một loạt quán cà phê ngay trong những khu vực nội ô vốn đã đầy nghẹt các quán cà phê đủ loại, thay vì mở một cửa hiệu khổng lồ ở ngay trung tâm. Giải pháp tiết giảm chi phí bằng cách mua hàng nhiều để hưởng chiết khấu lớn của Starbucks cũng được sao chép từ Walmart.

Ngoài hình mẫu từ gã khổng lồ trong ngành bán lẻ, Schultz còn nuôi tham vọng thương hiệu Starbucks được biết đến rộng rãi như Coca-Cola.

Xác định thị trường kinh doanh

Trong khi Coca-Cola tăng cường hiện diện thông qua việc kết hợp giữa quảng cáo tràn ngập và phân phối rộng khắp trên toàn cầu, Schultz sử dụng chính các cửa hàng Starbucks – hệ thống phân phối chính của mình – để quảng cáo thương hiệu.

Việc mở ra thật nhiều quán trong một khu vực nhất định cũng mang lại hiệu quả tương tự quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Ý tưởng của Schultz là Starbucks phải có mặt ở khắp nơi, trở thành một phần trong bức tranh chung về cuộc sống và một phần trong nhận thức của con người.

Chính chiến lược này đã giúp làm tăng nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Schultz vẫn đang trong hành trình mở rộng hệ thống cửa hàng đến những khu vực mới trên thế giới.

Sau 28 năm từ khi đặt viên gạch đầu tiên, Howard Schultz đã biến một công ty cà phê trong nước thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới. Doanh thu năm 2015 của Công ty đã chạm mức 19 tỷ đô la Mỹ. Người tiêu dùng ở 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã biết đến thương hiệu và được thưởng thức sản phẩm của Starbucks.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top