Washington, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ công bố kết quả cuộc khảo sát thường niên về sức khoẻ của các ngân hàng vào thứ Tư, 28/06. Dưới hoạt động kiểm tra sức khoẻ của các ngân hàng, Fed kiểm tra các bảng cân đối kế toán của các ngân hàng nhằm bác bỏ giả thuyết về một vụ suy thoái kinh tế nghiêm trọng, đó là một yếu tố thường xuyên thay đổi hàng năm. Kết quả sẽ trả lời cho câu hỏi rằng ngân hàng cần có bao nhiêu tiền để có thể trở nên “mạnh khoẻ” và họ có thể trả cho các cổ đông bao nhiêu qua mua lại cổ phiếu và cổ tức.
Tại sao FED lại phải kiểm tra sức khoẻ của các ngân hàng?
Fed thành lập các bài kiểm tra như thế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009 như là một công cụ để có thể chắc chắn rằng các ngân hàng có thể đứng vững được trước những cú sốc như thế trong tương lai. Các bài kiểm tra chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011 và phần lớn các ngân hàng đã gặp khó khăn để vượt qua nó.
Ví dụ như Citigroup (C.N), Bank of America (BAC), JPMorgan Chase & Co (JPM) và Goldman Sachs Group (GS) đã phải điều chỉnh các kế hoạch về dòng tiền của họ để có thể đáp ứng các lo ngại của Fed. Các công ty con của ngân hàng Deutsche của Mỹ đã liên tục không đạt vào năm 2015, 2016 và 2018.
Tuy nhiên sau nhiều năm đưa vào thực hiện, các ngân hàng đã trở nên quen thuộc và thành thạo hơn đối với bài kiểm tra này và Fed cũng làm cho bài kiểm tra này trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Nó đã kết thúc phần lớn kịch tính của các thử nghiệm bằng cách loại bỏ mô hình “đạt-không đạt” và giới thiệu một chế độ vốn cụ thể hơn, riêng biệt hơn cho từng ngân hàng.
Hiện tại các ngân hàng đang được đánh giá như thế nào?
Bài kiểm tra đánh giá liệu rằng các ngân hàng có thể duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất ở mức 4.5% trong giai đoạn suy thoái hay không. Các ngân hàng có biểu hiện tốt và trụ vững thường đạt mức trên 4.5% trong hoàn cảnh trên. Các ngân hàng toàn cầu lớn nhất của quốc gia cũng phải có thêm “phí G-SIB” ít nhất 1%.
Một ngân hàng thể hiện tốt trên bài kiểm tra cho thấy kích thước ổn định của “tấm đệm vốn” cho những cú sốc kinh tế của nó – một lớp vốn mới của các ngân hàng được thêm vào từ năm 2020 với yêu cầu được duy trì ít nhất 4.5%. Khoản “đệm” bổ sung đó được xác định bởi các khoản lỗ giả định của mỗi ngân hàng. Tổn thất càng lớn, khoản vốn đệm càng phải lớn.
Fed sẽ công bố kết quả sau khi thị trường đóng cửa. Họ thường công bố các khoản lỗ tổng hợp của ngành và các khoản lỗ của từng ngân hàng, bao gồm chi tiết về mức độ ảnh hưởng của các danh mục đầu tư cụ thể như thẻ tín dụng hoặc thế chấp. Fed không cho phép các ngân hàng tự ý công bố kế hoạch về việc trả cổ tức hay mua lại cổ phiếu trước khi kết quả của bài kiểm tra được công bố.
Các ngân hàng lớn đặc biệt là JPMorgan Citigroup, Wells Fargo & Co (WFC), Bank of America, Goldman Sachs và Morgan Stanley (MS) đang theo dõi thị trường rất sát sao.
Fed thay đổi bài kiểm tra mỗi năm, họ cần vài tháng để thiết kế nó, đồng nghĩa với việc những rủi ro mà họ từng lo ngại sẽ trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với xu hướng ngày càng đổi mới và phát triển. Ví dụ như vào năm 2020, sự sụp đổ của nền kinh tế do đại dịch COVID-19 đã được đánh giá là khốc liệt hơn rất nhiều so với viễn cảnh mà Fed đặt ra khi thiết kế bài kiểm tra của mình.
Bài kiểm tra năm 2023 đã được thiết kế trước cuộc khủng hoảng ngân hàng do ngân hàng Silicon Valley và 2 ngân hàng lớn khác phá sản. Họ nhận thấy mình đã đi sai hướng trong việc tăng lãi suất của Fed, chịu những khoản lỗ lớn chưa thực hiện đối với khoản nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ của họ, điều này khiến những người gửi tiền không có bảo hiểm lo sợ.
Fed đã bị chỉ trích vì đã không kiểm tra sự ổn định của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong hoàn cảnh lãi suất tăng, thay vào đó họ cho rằng lãi suất sẽ giảm trong một cuộc suy thoái nghiêm trọng.
Tuy nhiên, dự kiến bài kiểm tra năm 2023 sẽ khó khăn hơn so với các năm trước đó vì cơ sở kinh tế thực tế đang khá hơn. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ thất nghiệp và sự suy giảm kích thước của nền kinh tế trong quá trình kiểm tra sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn.
Kiểm tra sự căng thẳng trong bất động sản thương mại, nợ doanh nghiệp
Cuộc kiểm tra cũng dự đoán một sự sụt giảm đến 40% đối với giá bất động sản thương mại, một lĩnh vực đang gây ra nhiều lo ngại lớn hơn trong năm nay khi vẫn còn nhiều bất ổn do những tàn dư của đại dịch khiến cho tình trạng “trống văn phòng” kéo dài gây áp lực lên người vay.
Lần đầu tiên, Fed cũng sẽ tiến hành một “cú sốc thị trường toàn cầu” đối với tám công ty lớn và phức tạp nhất, đây sẽ là một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhưng với các đặc điểm khác nhau.
Cuộc kiểm tra bổ sung này sẽ không tính vào yêu cầu vốn của ngân hàng, nhưng sẽ cho phép Fed nhìn nhận được nhiều kịch bản bất lợi trong tương lai. Michael Barr – Phó Chủ tịch Fed, phụ trách giám sát, cho biết việc áp dụng nhiều kịch bản có thể làm cho các cuộc kiểm tra phát hiện được nhược điểm của ngân hàng tốt hơn.
Lê Thị Hải Yến (theo Reuters)