Quyết định giảm mạnh thuế nhập khẩu gạo của Philippines sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời kích thích áp lực tăng giá trên thị trường gạo quốc tế.
Giá gạo quốc tế sẽ tăng do nguồn cung thắt chặt
Báo cáo công bố trong tuần qua của BMI cho biết, khối lượng gạo nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng mạnh sau khi Tổng thống Philippines, Ferdinand Romualdez Marcos Jr. ban hành sắc lệnh 62 hồi tháng trước. Sắc lệnh yêu cầu giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% hiện nay xuống còn 15%, áp dụng đến năm 2028, đồng thời duy trì mức thuế nhập khẩu giảm ở sản phẩm nông nghiệp khác như thịt heo, thịt gà, bắp…
Mục đích của sắc lệnh là nhằm hạ nhiệt lạm phát thực phẩm trong nước, đặc biệt là giá gạo, vốn tăng mạnh kể từ năm ngoái.
“Chúng tôi tin rằng thuế nhập khẩu gạo giảm ở Philippines sẽ khiến khối lượng nhập khẩu tăng lên, mang lại lợi ích cho các thương nhân ở Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn nhất sang Philippines. Các nhà xuất khẩu của Thái Lan cũng được hưởng lợi ở một mức độ nào đó”, BMI cho biết.
BMI cảnh báo, kịch bản này có thể dẫn đến áp lực tăng giá trên thị trường gạo quốc tế do nguồn cung thắt chặt khi Philppines thu hút lượng gạo lớn từ Việt Nam và Thái Lan.
Trích dẫn dữ liệu từ Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) BMI cho biết, giá bán lẻ trung bình đối với gạo xay xát thường và xay xát kỹ ở Philippines lần lượt ở mức 51 peso (22.150 đồng VND) /kg và 56 peso (24.300 VND) /kg, tính đến tháng 5 năm nay. Các mức giá này cao hơn khoảng 25% so với năm ngoái.
Cũng theo FAO, giá xuất khẩu gạo 25% và 5% tấm của Việt Nam lần lượt đạt 543 đô la/tấn và 568 đô la/tấn trong tháng 5 năm nay, tăng tương ứng 18,6% và 17,1% so với một năm trước.
Dữ liệu từ của Bộ Nông nghiệp Philippines cho thấy, Việt Nam đã giao 1,68 triệu tấn gạo cho Philippines trong 6 tháng đầu năm. Con số này chiếm 73% tổng lượng gạo nhập khẩu 2,28 triệu tấn của cả nước. Thái Lan đứng thứ hai với 348.171 tấn gạo bán sang Philippines trong cùng kỳ, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu. Philippines nhập khẩu khoảng 20% nhu cầu gạo hàng năm.
Bộ Nông nghiệp Philippines đặt mục tiêu cả nước sản xuất 20,4 triệu tấn lúa, tương đương 13,7 triệu tấn gạo, trong năm 2024.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Philippines có thể sẽ nhập khẩu 4,7 triệu tấn gạo trong năm nay. Có nghĩa là Philippines sẽ giữ vững vị trí nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dự báo mới nhất của USDA tăng 20% so với 3,9 triệu tấn gạo mà Philippines nhập khẩu vào năm 2023.
BMI cho biết, sắc lệnh 62 có thể giúp giảm bớt áp lực lên giá gạo trong nước nhưng tác động sẽ không đáng kể trong ngắn hạn. Điều này là do lượng gạo giá rẻ hơn cần có thời gian để lưu hành rộng rãi trên thị trường. Bộ Nông nghiệp Philippines kỳ vọng, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp giá gạo trong nước giảm từ 6-7 peso mỗi kg.
Nông dân kiện yêu cầu tuyên vô hiệu đối với sắc lệnh 62
Trong khi đó, Phòng Nông nghiệp và thực phẩm Philippines (PCAFI) lưu ý, thách thức hiện nay là làm thế nào để thực hiện sắc lệnh 62 mà không làm suy giảm khả năng tự cung cấp gạo của đất nước.
Chủ tịch PCAFI, Danilo Fausto kêu gọi chính phủ xác định khi nào khối lượng nhập khẩu gạo được xem là quá nhiều bằng cách thiết lập các yếu tố kích hoạt về khối lượng hoặc giá cả.
Hôm 4-7, các tổ chức nông dân của Philippines đệ đơn kiện lên tòa án tối cao, yêu cầu tuyên vô hiệu và vi hiến đối với sắc lệnh 62 với lý do chính phủ không tổ chức lấy ý kiến tham vấn khi điều chỉnh thuế nhập khẩu theo luật định.
Đơn kiện cho rằng, sắc lệnh giúp giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu. Điều này sẽ đe dọa ngành nông nghiệp trong nước và trừng phạt các nhà sản xuất địa phương, đồng thời làm giảm doanh thu thuế của nhà nước. Trong khi chờ quyết định cuối cùng, họ yêu cầu ra lệnh tạm thời cấm thực hiện sắc lệnh này.
Ông Arsenio Balisacan, Thư ký Cơ quan Kinh tế và phát triển quốc gia Philippines (NEDA) cho rằng, ngay cả khi thuế nhập khẩu gạo giảm xuống 15%, ngành gạo trong nước tiếp tục được bảo vệ ở mức thuế quan tương đối cao trước gạo nhập khẩu. Ông nói, mức thuế này vẫn cao hơn so với thuế nhập khẩu gạo của các nước khác trong khối ASEAN.
Trong một cuộc điều trần trước Thượng viện Philippines, bà Rosemarie Edillon, phó thư ký của NEDA cam kết, sẽ đánh giá về mức thuế cắt giảm đối với hàng hóa nông nghiệp 4 tháng một lần.
Bà cho biết, NEDA sẽ tham vấn với các nhóm nông dân trong quá trình đánh giá này để cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất nông nghiệp trong nước.
Theo Inquirer, Philstar, Manila Times, Rappler
Giá gạo quốc tế sẽ tăng do nguồn cung thắt chặt
Báo cáo công bố trong tuần qua của BMI cho biết, khối lượng gạo nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng mạnh sau khi Tổng thống Philippines, Ferdinand Romualdez Marcos Jr. ban hành sắc lệnh 62 hồi tháng trước. Sắc lệnh yêu cầu giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% hiện nay xuống còn 15%, áp dụng đến năm 2028, đồng thời duy trì mức thuế nhập khẩu giảm ở sản phẩm nông nghiệp khác như thịt heo, thịt gà, bắp…
Mục đích của sắc lệnh là nhằm hạ nhiệt lạm phát thực phẩm trong nước, đặc biệt là giá gạo, vốn tăng mạnh kể từ năm ngoái.
“Chúng tôi tin rằng thuế nhập khẩu gạo giảm ở Philippines sẽ khiến khối lượng nhập khẩu tăng lên, mang lại lợi ích cho các thương nhân ở Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn nhất sang Philippines. Các nhà xuất khẩu của Thái Lan cũng được hưởng lợi ở một mức độ nào đó”, BMI cho biết.
BMI cảnh báo, kịch bản này có thể dẫn đến áp lực tăng giá trên thị trường gạo quốc tế do nguồn cung thắt chặt khi Philppines thu hút lượng gạo lớn từ Việt Nam và Thái Lan.
Trích dẫn dữ liệu từ Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) BMI cho biết, giá bán lẻ trung bình đối với gạo xay xát thường và xay xát kỹ ở Philippines lần lượt ở mức 51 peso (22.150 đồng VND) /kg và 56 peso (24.300 VND) /kg, tính đến tháng 5 năm nay. Các mức giá này cao hơn khoảng 25% so với năm ngoái.
Cũng theo FAO, giá xuất khẩu gạo 25% và 5% tấm của Việt Nam lần lượt đạt 543 đô la/tấn và 568 đô la/tấn trong tháng 5 năm nay, tăng tương ứng 18,6% và 17,1% so với một năm trước.
Dữ liệu từ của Bộ Nông nghiệp Philippines cho thấy, Việt Nam đã giao 1,68 triệu tấn gạo cho Philippines trong 6 tháng đầu năm. Con số này chiếm 73% tổng lượng gạo nhập khẩu 2,28 triệu tấn của cả nước. Thái Lan đứng thứ hai với 348.171 tấn gạo bán sang Philippines trong cùng kỳ, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu. Philippines nhập khẩu khoảng 20% nhu cầu gạo hàng năm.
Bộ Nông nghiệp Philippines đặt mục tiêu cả nước sản xuất 20,4 triệu tấn lúa, tương đương 13,7 triệu tấn gạo, trong năm 2024.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Philippines có thể sẽ nhập khẩu 4,7 triệu tấn gạo trong năm nay. Có nghĩa là Philippines sẽ giữ vững vị trí nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dự báo mới nhất của USDA tăng 20% so với 3,9 triệu tấn gạo mà Philippines nhập khẩu vào năm 2023.
BMI cho biết, sắc lệnh 62 có thể giúp giảm bớt áp lực lên giá gạo trong nước nhưng tác động sẽ không đáng kể trong ngắn hạn. Điều này là do lượng gạo giá rẻ hơn cần có thời gian để lưu hành rộng rãi trên thị trường. Bộ Nông nghiệp Philippines kỳ vọng, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp giá gạo trong nước giảm từ 6-7 peso mỗi kg.
Nông dân kiện yêu cầu tuyên vô hiệu đối với sắc lệnh 62
Trong khi đó, Phòng Nông nghiệp và thực phẩm Philippines (PCAFI) lưu ý, thách thức hiện nay là làm thế nào để thực hiện sắc lệnh 62 mà không làm suy giảm khả năng tự cung cấp gạo của đất nước.
Chủ tịch PCAFI, Danilo Fausto kêu gọi chính phủ xác định khi nào khối lượng nhập khẩu gạo được xem là quá nhiều bằng cách thiết lập các yếu tố kích hoạt về khối lượng hoặc giá cả.
Hôm 4-7, các tổ chức nông dân của Philippines đệ đơn kiện lên tòa án tối cao, yêu cầu tuyên vô hiệu và vi hiến đối với sắc lệnh 62 với lý do chính phủ không tổ chức lấy ý kiến tham vấn khi điều chỉnh thuế nhập khẩu theo luật định.
Đơn kiện cho rằng, sắc lệnh giúp giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu. Điều này sẽ đe dọa ngành nông nghiệp trong nước và trừng phạt các nhà sản xuất địa phương, đồng thời làm giảm doanh thu thuế của nhà nước. Trong khi chờ quyết định cuối cùng, họ yêu cầu ra lệnh tạm thời cấm thực hiện sắc lệnh này.
Ông Arsenio Balisacan, Thư ký Cơ quan Kinh tế và phát triển quốc gia Philippines (NEDA) cho rằng, ngay cả khi thuế nhập khẩu gạo giảm xuống 15%, ngành gạo trong nước tiếp tục được bảo vệ ở mức thuế quan tương đối cao trước gạo nhập khẩu. Ông nói, mức thuế này vẫn cao hơn so với thuế nhập khẩu gạo của các nước khác trong khối ASEAN.
Trong một cuộc điều trần trước Thượng viện Philippines, bà Rosemarie Edillon, phó thư ký của NEDA cam kết, sẽ đánh giá về mức thuế cắt giảm đối với hàng hóa nông nghiệp 4 tháng một lần.
Bà cho biết, NEDA sẽ tham vấn với các nhóm nông dân trong quá trình đánh giá này để cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất nông nghiệp trong nước.
Theo Inquirer, Philstar, Manila Times, Rappler
Post Views: 332