live

Livestream bán hàng – Trong bối cảnh chuyển đổi số, chất lượng Internet ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các nền tảng giải trí và các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Thương mại điện tử đã nhanh chóng trở thành một kênh mua sắm hiện đại quan trọng bên cạnh các kênh mua sắm truyền thống.

Cũng chính vì thế, một hình thức bán hàng mới đã ra đời, nhằm thỏa mãn các nhu cầu mua sắm online. Đó là hình thức bán hàng thông qua các phiên livestream trên các nền tảng mạng xã hội và các trang thương mại điện tử.

Livestream bán hàng

Livestream bán hàng, một hình thức phát trực tuyến các phiên bán hàng trên sàn thương mại điện tử, ứng dụng mạng xã hội và nền tảng giải trí, được coi là “mỏ vàng” khi mang đến cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ một kênh giải trí kết hợp mua sắm với hiệu quả doanh thu vượt trội. Đặc biệt, livestream bán hàng kết hợp cùng KOL (Người có ảnh hưởng tới cộng đồng) hay KOC (Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn) được đào tạo và có bản sắc riêng đã nổi lên như một “hiện tượng” được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.

Trong một năm trở lại gần đây, hình thức livestream bán hàng kết hợp cùng các sàn thương mại điện tử đã tạo nên “cơn sốt” đối với người tiêu dùng tại Việt Nam khi mang theo những “deal hời” cùng các mã giảm giá thu hút. Từ đó, đem lại doanh thu khủng cho các doanh nghiệp.

Chặn lừa đảo khi chốt đơn theo giây trên livestream

Với sự tiện ích có thể xem livestream bán hàng ở bất cứ đâu và chỉ cần có một chiếc smartphone kết nối mạng internet, từ đó khiến nhiều người hình thành thói quen mua hàng qua livestream. 

Xu hướng livestream bán hàng cũng có mặt trái của nó. Người mua không thể cầm nắm sản phẩm vật lý dẫn đến việc có thể bị đánh lừa thị giác và sẵn sàng “chốt đơn” một cách nhanh chóng với tâm lý sợ bỏ lỡ, nhưng đôi khi món hàng thực tế nhận được lại không giống như sản phẩm trên livestream. Thêm vào đó, khi mua hàng online, người mua cũng có thể mua nhầm phải hàng giả, hàng nhái vì không thể trực tiếp kiểm tra hàng trước khi thanh toán tiền. Bởi vậy người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc cẩn thận trước khi “chốt đơn” để tránh mất tiền vô cớ.

Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm bài viết: Cần làm gì để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp?

Đón đầu xu hướng bằng cách kết hợp với KOL/KOC

Hiện nay, hình thức livestream bán hàng kết hợp với các KOL/KOC – là những người có ảnh hưởng lớn đến với hành vi tiêu dùng của người xem cũng chính là công cụ được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến, hiệu quả nhất.

Bên cạnh những ưu đãi giảm giá, KOL/KOC cũng là nhân tố thu hút người xem, tăng tương tác và thúc đẩy khách hàng ra quyết định bằng những đánh giá, trải nghiệm chân thực của mình. Một số KOL/KOC có sức ảnh hưởng lớn tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại Việt Nam có thể kể đến như Phạm Thoại, Võ Hà Linh, PewPew, Lê Dương Bảo Lâm, Lucie và Tuấn Dương,…

Cách livestream phát trực tiếp trên TikTok rất đơn giản

Ông Võ Đình Tuyến – Giám đốc điều hành FWM Shopping, đơn vị đào tạo KOC và vận hành các studio livestream cho biết: “Hình thức livestream trên MXH, trang thương mại điện tử kết hợp với KOC đã mang lại cho người tiêu dùng một trải nghiệm mua sắm mới. Đây là hình thức bán hàng mang tính giải trí với độ tương tác cao, có nhiều trò chơi, phần quà giúp khách hàng săn “deal hời” thú vị. Đồng thời tạo điều kiện cho người dùng “nhìn” sản phẩm thật, hiểu rõ được công năng của sản phẩm thông qua việc tương tác với các KOC, từ đó thúc đẩy hiệu quả bán hàng…”.

Có phải tất cả các doanh nghiệp đều sẽ thành công bán hàng thông qua livestream?

Dẫu được xem là “mỏ vàng” cho các doanh nghiệp, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách vận hành một phiên livestream bán hàng thực sự hiệu quả.

Để một buổi livestream bán hàng thực sự hoàn chỉnh, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra nhất nhiều chi phí cũng như công sức để đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như hợp đồng cho các KOL/KOC, kế đó còn là các rủi ro khi doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai tổ chức.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn hợp tác với các dịch vụ xây dựng livestream bán hàng từ một đơn vị uy tín, có khả năng xây dựng kịch bản, xử lý các tình huống ngoài kế hoạch,… cũng như hợp tác với các KOL/KOC chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản,… Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo tối đa hóa mục tiêu, lợi nhuận và tiết kiệm chi phí, thời gian.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng tới sự thành công của một buổi bán hàng thông qua livestream:

1. Sản phẩm phù hợp

  • Tính chất sản phẩm: Các sản phẩm có tính chất dễ trình diễn, cần nhiều hình ảnh và mô tả chi tiết thường bán chạy hơn qua livestream. Ví dụ, thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, đồ gia dụng thường phù hợp hơn so với các dịch vụ hoặc sản phẩm không có tính trực quan cao.
  • Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm cần đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Nếu sản phẩm không đạt chất lượng, việc livestream bán hàng có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ khách hàng.

LIVESTREAM- HIỆU QUẢ BÁN HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ALIBABA – Innovative Hub Viet Nam

2. Nền tảng và công nghệ

  • Chọn nền tảng phù hợp: Sử dụng các nền tảng livestream bán hàng phổ biến và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu như Facebook, Instagram, TikTok, Shopee Live, Lazada Live,…
  • Công nghệ và kỹ thuật: Đảm bảo kết nối internet ổn định, chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt, hệ thống hỗ trợ livestream bán hàng và thanh toán tiện lợi.

3. Nội dung và phong cách

  • Kịch bản hấp dẫn: Livestream cần có kịch bản rõ ràng, hấp dẫn, giữ chân được người xem từ đầu đến cuối. Điều này bao gồm việc trình diễn sản phẩm, tương tác với người xem, và tạo ra những điểm nhấn thú vị.
  • Người dẫn chương trình: Người dẫn chương trình (host) cần có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết về sản phẩm và có khả năng tương tác linh hoạt với khán giả.

4. KOL/KOC và đối tượng người mua/người xem

  • Kết hợp với KOL/KOC: Như đã đề cập trước đó, việc hợp tác với những người có ảnh hưởng (KOL/KOC) có thể tăng cường độ tin cậy và thu hút lượng người xem lớn.
  • Đối tượng khán giả: Phải xác định rõ đối tượng khán giả mục tiêu để điều chỉnh nội dung và phong cách livestream phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

Hướng Dẫn Cách Livestream 2 Người Trên Facebook Cùng Lúc

5. Chiến lược Marketing và quảng bá

  • Quảng bá trước buổi livestream: Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, email marketing, và các phương thức khác để quảng bá buổi livestream trước khi diễn ra nhằm thu hút người xem.
  • Chương trình khuyến mãi: Tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt trong thời gian livestream để kích thích người xem mua hàng.

6. Phản hồi và cải thiện

  • Phản hồi khách hàng: Lắng nghe phản hồi từ khách hàng sau mỗi buổi livestream để cải thiện chất lượng và cách thức trình bày.
  • Phân tích hiệu quả: Theo dõi và phân tích số liệu về lượt xem, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi để đánh giá hiệu quả của các buổi livestream và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Livestream bán hàng không phải là giải pháp “một cỡ vừa cho tất cả”. Để thành công, các doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và công sức vào việc chuẩn bị nội dung, kỹ thuật, và marketing. Những doanh nghiệp nào hiểu rõ sản phẩm của mình, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, và áp dụng đúng chiến lược sẽ có cơ hội lớn để thành công với phương thức bán hàng này.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã được Viện EIT tổng hợp một số những thông tin về Livestream bán hàng – một xu hướng bùng nổ.

Hy vọng quý độc giả đã có những trải nghiệm tốt trong quá trình đọc bài. Ngoài ra, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức thú vị khác TẠI ĐÂY

Scroll to Top