khoa luat

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công thương Việt Nam, ngày 23/10/2023, Bộ Thương mại Hoa kỳ đã khởi xướng rà soát thay đổi hoàn cảnh để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong bối cảnh thực hiện việc rà soát hành chính lần thứ nhất đối với việc áp dụng thuế chống bán phá giá lên sản phẩm mật ong của Việt Nam.

Vấn đề kinh tế thị trường là một trong những vướng mắc lớn của Việt Nam trong những vụ kiện về chống bán phá giá mà Hoa Kỳ tiến hành đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Vì bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trị giá thông thường của hàng hóa Việt Nam bán trên thị trường Việt Nam trong một vụ kiện chống bán phá giá do Hoa Kỳ tiến hành sẽ không được xem xét đến trong khi trị giá này thường thấp hơn so với trị giá thông thường được Hoa Kỳ sử dụng để so sánh, tính toán biên độ phá giá. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam thường bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao hơn.

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập. Tuy nhiên, hết thời hạn này, Việt Nam không tự động được công nhận là nền kinh tế thị trường, mà phụ thuộc vào sự công nhận của từng Thành viên riêng lẻ.

Vì vậy, việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng việc rà soát thay đổi hoàn cảnh để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nếu dẫn đến việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, sẽ tạo thành một biến chuyển hết sức tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Ngọc Hà

Khoa Luật

Scroll to Top