bt0406

Từ trước đến nay người tiêu dùng tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) được coi là những khách hàng khó tính đối với nhiều mặt hàng sản phẩm, trong đó có mặt hàng dệt may. Thị trường EU với khoảng 450 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng đối với với các nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó, đây cũng là thị trường có tính cạnh tranh rất cao. Trong giai đoạn vừa qua, các nhà sản xuất sản phẩm dệt may đều cố gắng tận dụng lợi thế về khả năng trong thời gian ngắn tung ra thị trường nhiều mẫu mã với giá cả cạnh tranh.

Sang năm 2020, sự lây lan của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã gây ra biến động trên thị trường tiêu thụ. Thị trường dệt may tại châu Âu đã có dấu hiệu đi xuống do ảnh hưởng của đại dịch. Theo Phòng Công nghiệp và Thương mại Pháp, mức chi cho mặt hàng dệt may tại đây đã giảm 20% từ đầu năm 2020. Tại thị trường Đức, nhiều cửa hàng đã bắt buộc phải đóng cửa trong thời gian qua. Ngoài ra hàng loạt các thương hiệu thời trang tại thị trường EU đã phải đăng ký phá sản như Primark, Laura Ashley, Debenhams.

Nhiều quốc gia châu Âu đã buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn ngừa đại dịch ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hóa cũng như hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Theo khảo sát của Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO), thời kỳ hậu COVID-19, tại thị trường EU sẽ có 2 xu hướng tiêu dùng mới như:

  • Người dân tăng mua sắm dẫn đến sự hồi phục nhanh chóng của thị trường;
  • Người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thận trọng và chọn lựa sản phẩm dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường.

Theo đánh giá của SIPPO, thị trường hàng dệt may tại EU có khả năng đi theo xu hướng thứ 2. Người tiêu dùng sẽ chú trọng hơn đến yếu tố liệu sản phẩm được sản xuất qua các quy trình có đảm bảo tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường hay không. Trong vài năm qua tại EU, phong trào bảo vệ môi trường đã được đông đảo người dân tại đây chú ý. Vì vậy sau giai đoạn đại dịch COVID-19, yếu tố môi trường trên các sản phẩm hàng hóa lưu thông tại thị trường EU sẽ được chú trọng hơn trước.

Nhiều quy trình dệt may hiện nay được coi là chưa thân thiện môi trường. Ngoài ra, tại Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may có xu hướng chờ các đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài. Vì vậy SIPPO đã có khuyến cáo dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam cần có các thay đổi để bắt kịp với xu hướng mới của thị trường như:

  • Thay đổi quy trình sản xuất và cách thức quản lý;
  • Chấp nhận các đơn hàng nhỏ;
  • Đảm bảo thời gian giao hàng nhanh;

Đây là những thay đổi cần thiết để các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam tạo ra sự khác biệt để nhanh chóng hồi phục sau đại dịch COVID-19 cũng như đón đầu thị trường khi sắp tới đây Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Liên minh EU được thông qua và có hiệu lực ngay trong năm 2020.

Thông tin chi tiết xem tại: https://congthuong.vn/nganh-det-may-tiep-can-xu-huong-tieu-dung-moi-138068.html

2 thoughts on “Xu hướng sản xuất và tiêu dùng mới trong ngành dệt may tại thị trường châu Âu”

  1. Pingback: Cơ hội và thách thức từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu u (EVFTA) - Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp - Đại học Ngoại thương

  2. Pingback: Xu hướng toàn cầu hóa giai đoạn hậu COVID-19 - Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp - Đại học Ngoại thương

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top